Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm

Diệp Anh,
Chia sẻ

Từ bỏ cuộc sống công sở, không kết hôn cũng chẳng giao thiệp nhiều, Giang Hân (sinh năm 1992) dấn thân vào hành trình phục dựng những tuyệt tác gốm sứ cổ.

Từ bỏ cuộc sống công sở, Giang Hân (sinh năm 1992) tốt nghiệp Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) và dấn thân vào hành trình phục dựng những tuyệt tác gốm sứ cổ. Hành trình 6 năm tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm của cô đã thổi hồn vào những kiệt tác của triều Minh, mang đến hơi thở cổ xưa đầy mê hoặc cho giới trẻ.

Gia đình cô có ba thế hệ làm nghề chế tác sứ. Cô có tính cách nổi loạn và sau vài năm lăn lộn trong giới nghệ thuật đương đại, từ năm 2017 cô bắt đầu say mê việc tái tạo lại đồ gốm thời Minh và đã lao vào núi sâu để tìm kiếm nguyên liệu khoáng sản, cố gắng phục chế công thức men gốm từ 500 năm trước. Những sản phẩm cô làm ra khiến thế hệ 10x phải thốt lên: "Quá chất!". Với vai trò là một nữ chủ nhiệm lò gốm, cô là sự hiện diện hiếm hoi trong ngành sản xuất gốm sứ do nam giới thống trị ở Cảnh Đức Trấn. Giờ đây, cô không xã giao nhiều, không kết hôn, sống cuộc đời "hai điểm một đường" từ xưởng đến nhà, thảnh thơi và tự do.

Hành trình tìm về gốm sứ cổ

Ngay từ khi còn học phổ thông, Giang Hân đã biết mình không muốn cuộc sống công sở tẻ nhạt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Vì vậy, năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn , cô liền thành lập xưởng riêng.

Cảnh Đức Trấn là một vùng đất giàu truyền thống. Xưa kia, phụ nữ không được phép bén mảng đến khu vực lò nung vì quan niệm "đèn đỏ" là điều xui xẻo. Ngày nay, tình hình đã khá hơn, có rất nhiều nữ nghệ nhân làm gốm. Tuy nhiên, việc một người phụ nữ đứng ra quản lý cả một lò gốm vẫn còn rất hiếm. Toàn Cảnh Đức Trấn có gần 1.000 lò gốm nhưng cô chỉ biết chưa đến 10 lò do phụ nữ làm chủ.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 1.

Giang Hân lớn lên gia đình "con nhà nòi" gốm sứ, ông ngoại cô từng là chủ nhiệm phân xưởng của một nhà máy sản xuất đồ gốm nghệ thuật, bà ngoại vẽ phấn màu ở nhà máy sản xuất đồ gốm điêu khắc, bố mẹ cô trước đây cũng làm việc tại nhà máy gốm quốc doanh, sau đó mở xưởng riêng. Những công đoạn như kéo, sửa, nung… từ nhỏ đã là trò chơi của cô. Nhà cô lại nằm ngay cạnh Sào Kỷ Ổ - con phố “đồ cổ” nổi tiếng của Cảnh Đức Trấn. Tại đây, cô được chứng kiến những sản phẩm gốm sứ giả cổ đến mức “như thật”. Đây cũng là niềm tự hào của những người thợ và Giang Hân cũng muốn thử sức.

Khi bắt đầu làm đồ giả cổ, Giang Hân mới 25 tuổi. Cô yêu thích những món đồ nhỏ xinh thời Minh và nghĩ rằng chỉ cần dựa vào hình ảnh trong bảo tàng để tạo hình và họa tiết là được. Nhưng khi muốn làm cho giống hơn, cô mới nhận ra mọi chuyện không đơn giản như vậy. Điều quan trọng nhất của đồ giả cổ chính là “thần thái”. Nếu chất liệu và tỷ lệ không đúng thì sản phẩm sẽ khác xa “bản gốc”.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 2.

Ở Cảnh Đức Trấn có câu "dạy hết nghề cho học trò, thầy sẽ chết đói". Công thức bí truyền sẽ không được ghi chép lại, càng không được truyền ra ngoài. Ngày xưa, việc giữ bí mật được thực hiện nghiêm ngặt đến mức nào? Lò nung là của chung, mỗi nhà chỉ cần trả tiền là có thể sử dụng. Khi lấy sản phẩm ra khỏi lò, người ta sẽ phủ một lớp vải lên trên để che chắn, không cho người khác nhìn thấy.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 3.

Thậm chí, lý do tại sao bãi sông ở Cảnh Đức Trấn có rất nhiều mảnh sành sứ là bởi những sản phẩm nung hỏng đều bị đập vỡ và đổ xuống sông. Vì thế, một người mới vào nghề làm đồ giả cổ chỉ có thể tự mình nghiên cứu từ đầu, tìm đọc tài liệu học thuật, học hỏi từ những bậc thầy lão luyện, rồi tự mình nung thử, đến các bảo tàng xem “bản gốc” để so sánh. Chỉ riêng quá trình này đã mất hơn 2 năm.

Truy tìm nguyên liệu thất truyền

Gốm sứ thời Minh có ba giai đoạn đỉnh cao là Vĩnh Lạc, Tuyên Đức và Thành Hóa. Gốm sứ thời Vĩnh Lạc và Tuyên Đức mang vẻ đẹp hùng vĩ, đề tài thường là rồng, phượng, núi non, sông nước, biểu tượng cho hoàng quyền.

Còn gốm sứ thời Thành Hóa lại tập trung vào những cảnh vật đời thường. Chén gà, một sản phẩm “nổi tiếng” ngay từ khi ra đời, thực chất chỉ vẽ hình ảnh gà mẹ gà con, giống như những gia đình bình dân nuôi gà.

Chén Tam Thu là cảnh mùa thu trong sân vườn, bên cạnh những viên đá nhỏ là cỏ cây hoa lá. Chén nho mô tả một loại trái cây bình thường. Nét vẽ không cầu kỳ, tỉ mỉ, thậm chí còn cố tình “ vụng về” để tạo cảm giác tự nhiên, ngây thơ và lãng mạn, mô tả những "niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống" như người hiện đại vẫn nói.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 4.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 5.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 6.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 7.

Nguyên liệu làm gốm sứ thời Thành Hóa, ngoài cao lanh, còn có một loại đất đặc biệt gọi là Ma Thương Thổ. Loại đất này có “độ dầu” rất cao, xuất phát từ một loại quặng. Theo ghi chép lịch sử, loại quặng này nằm sâu trong núi thuộc huyện Phù Lương. Giang Hân cùng các cộng sự đã lặn lội vào tận rừng sâu để tìm kiếm. Con đường vào núi vô cùng hoang dã, không có sóng điện thoại, xe không vào được, họ chỉ có thể đi bộ.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 8.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 9.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 10.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 11.

Cuối cùng, họ cũng tìm thấy. Cầm trên tay những viên quặng, Giang Hân thực sự kinh ngạc. Quặng tinh khiết khi nung lên sẽ gần giống như ngọc. Còn những viên đã phong hóa tự nhiên, chỉ cần dùng ngón tay miết nhẹ sẽ thành bột mịn, sánh ngang với phấn phủ mà các cô gái hiện đại sử dụng.

Phục dựng men "ngọt như đường" và sắc xanh "thanh tao"

Men và màu xanh lam của gốm sứ thời Thành Hóa cũng rất đặc biệt. Men được gọi là men ngọt trắng vì chất men sau khi nung có kết cấu giống như đường tan chảy, đặc biệt là khi phủ lên phần xương gốm mỏng, tạo nên cảm giác ngọt ngào, béo ngậy. Màu xanh lam được gọi là "bình đẳng thanh", khác với màu xanh lam Tô Ma Ly truyền thống, nó chứa ít sắt hơn, tạo nên màu sắc rất thanh lịch và tao nhã. Công thức của cả men ngọt trắng và “bình đẳng thanh” đều đã thất truyền.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 12.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 13.
Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 14.

Giang Hân và nhóm của cô đã phải tiến hành rất nhiều thí nghiệm, thêm các loại quặng khác nhau để pha trộn, liên tục thử nghiệm sao cho gần giống nhất với chất men trong các bảo tàng. Màu sắc trong đấu thái thời Thành Hóa, bao gồm phèn đỏ lâu năm, màu tím nho, màu xanh nước và màu vàng nhạt, đều có nguồn gốc từ khoáng chất, cũng rất khó chế tác.

Cuối cùng, những sản phẩm mà Giang Hân phục dựng, bao gồm chén gà, chén Tam Thu, chén nho và lọ Thiên, đều khiến cô hài lòng. Khi mang cho những nghệ nhân lão luyện trong nghề xem, họ cũng rất ngạc nhiên vì độ tương đồng cao.

Đồ gốm thời Vĩnh Lạc và Tuyên Đức của triều Minh cũng rất đẹp. Những món đồ của hai triều đại này đều khá đồ sộ, tiêu biểu là chén Ái tâm và tách Ái tâm thời Vĩnh Lạc. Phần đáy của chúng có một chỗ lồi lên, khiến trọng tâm hướng thẳng xuống dưới, tạo cảm giác “nặng tay” khi sử dụng. Hình dáng bên ngoài của tách Ái tâm giống như hạt sen, bên ngoài được vẽ họa tiết cánh sen liên tục bằng màu xanh lam Tô Ma Ly, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Vực.

Thời xưa, chén Ái tâm cỡ lớn được ưa chuộng hơn cả, chúng còn được đưa sang phương Tây. Sau này, ta có thể thấy chúng xuất hiện trong một số bức tranh, chẳng hạn như bức "Đức mẹ Đồng trinh và Chúa Hài đồng" của Francesco Benaglio.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 15.

Bức "Đức mẹ Đồng trinh và Chúa Hài đồng" của Francesco Benaglio khoảng năm 1640, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia, Washington, D.C.

Tuy nhiên, khi phục dựng tách Ái tâm, Giang Hân đã có một số thay đổi. Dung tích ban đầu của nó khoảng 130ml, cô đã giảm xuống còn khoảng 50ml, và làm cho màu xanh lam trở nên trầm hơn. Ngoài ra, vì bản thân yêu thích uống trà, cô đã sáng tạo thêm ấm trà và chén tống cùng chất liệu và họa tiết, tạo thành một bộ trà hoàn chỉnh.

Thực tế, ở Cảnh Đức Trấn, rất ít người làm như Giang Hân, bắt đầu từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đá. Bởi vì quá trình này rất tốn công, thông thường, nếu cần bất kỳ loại đất sét hay men nào, bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà máy nguyên liệu tại Cảnh Đức Trấn. Giang Hân chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng việc phục dựng cần phải cảm nhận được cảm xúc thẩm mỹ của người xưa trong quá trình làm gốm, bạn phải quay trở lại điểm xuất phát của mọi thứ".

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 16.

"Chất" cổ xưa chinh phục giới trẻ: Từ "thanh niên làng quê" đến người gìn giữ di sản

Khi Giang Hân càng đi sâu vào việc tìm kiếm “chất” cổ xưa, cô nhận ra rằng có rất nhiều người cùng trang lứa, thậm chí là những người trẻ tuổi hơn thuộc thế hệ 9x và 10x, cũng rất yêu thích những món đồ mang hơi thở cổ xưa, họ cảm thấy nó rất "chất".

Ví dụ như họa tiết hải thú, họ thấy rất độc đáo và yêu thích. Trong số các sản phẩm đấu thái thời Thành Hóa, có một con "Thiên Mã" với đôi mắt sáng quắc. Một người bạn của Giang Hân đã đặt cho nó cái tên rất thú vị là "Trợn mắt". Thực tế, việc làm đồ giả cổ, đặc biệt là đạt đến mức độ "như thật", đã hình thành một chuỗi sản xuất riêng ở Cảnh Đức Trấn.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 17.

Tuy nhiên, thế hệ nghệ nhân gốm sứ mới có một quan niệm khác, đó là nói rõ ràng với khách hàng rằng đây là đồ mới, được làm bằng kỹ thuật thủ công truyền thống, tinh xảo, chứ không phải đồ cổ. Giang Hân tin rằng sẽ có nhiều người nhìn thấy những sản phẩm chất lượng như vậy và trân trọng công sức, sự tỉ mỉ trong đó.

Giang Hân là người có cá tính mạnh mẽ. Hồi nhỏ, cô muốn trở thành nhà thiết kế, rời khỏi Cảnh Đức Trấn, đến một thành phố lớn để sống một cuộc sống tự do. Vì vậy, khi thi đại học, cô luôn muốn vào Học viện Mỹ thuật Trung ương. Nhưng vì hồi nhỏ cô bị bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh còi xương, sức khỏe không tốt, nên bố mẹ không muốn cô đi xa. Cô đã từng tuyệt thực để phản đối nhưng không được, cuối cùng đành phải học tại Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn. Cứ như vậy, Giang Hân trở thành một "thanh niên làng quê".

Trong lòng cô luôn cảm thấy bất an, rất sợ mình sẽ trở nên thiển cận. Vì vậy, năm 2015, khi biết Đại học Thanh Hoa và Sotheby's hợp tác tổ chức một khóa học thạc sĩ về "Quản lý tác phẩm nghệ thuật", cô đã đăng ký tham gia. Cô đã đi gần khắp thế giới, từ Bắc Kinh, Luân Đôn, Los Angeles đến New York. Các bạn học của cô đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành nghệ thuật. Cô dành thời gian ở các bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, hoàn toàn đắm mình trong không khí nghệ thuật đương đại.

Trong khoảng thời gian này, cô còn sống ở Thượng Hải một năm để trải nghiệm nhịp sống của thành phố lớn. Tuy nhiên, sau khi trải nghiệm tất cả những điều đó, cô lại càng yêu thích nghệ thuật cổ điển. Nghệ thuật đương đại có ngôn ngữ riêng, nhưng nó được nuôi dưỡng trên nền tảng nghệ thuật phương Tây. Đối với Giang Hân, cô thừa nhận nó rất tuyệt vời, nhưng thứ thực sự chạm đến trái tim cô vẫn là nghệ thuật cổ điển, với vẻ đẹp nằm ở ý cảnh. Vì vậy, sau đó, cô đã trở về Cảnh Đức Trấn vào khoảng năm 2017 và quyết tâm làm đồ giả cổ.

Cô gái 9x miệt mài 6 năm lặn lội sông suối tìm cách khôi phục nghề cổ 500 năm- Ảnh 18.

Lúc đó, Giang Hân không nghĩ nhiều về những rủi ro hay khó khăn mình sắp phải đối mặt. Cô chỉ nghĩ rằng mình còn trẻ, thiếu nguyên liệu hay kinh nghiệm thì cứ từ từ tích lũy, rồi sẽ có ngày tìm được. Nếu không làm được, cô sẽ tìm một con đường khác. Thậm chí, ban đầu khi phục dựng gốm sứ thời Thành Hóa, cô đã nghĩ nếu không được thì sẽ chỉ nung phần xương gốm trắng, dùng những điều kiện hiện có để làm ra những sản phẩm tốt nhất.

Cô cũng không dựa dẫm vào sự hỗ trợ của bố mẹ, cứ từng bước vượt qua khó khăn. Trên hành trình này, cô cũng nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn bè, những người trong xưởng tin tưởng cô có thể làm tốt. Đó là điều may mắn của cô.

Hiện tại, nhịp sống của Giang Hân rất đơn giản, chỉ quanh quẩn giữa nhà và xưởng. Cảnh Đức Trấn có rất nhiều “cú đêm”, và cô là một trong số đó. Cô thường thức khuya, đặc biệt là khi phải livestream, đến 2 giờ sáng mới kết thúc. Sau đó, cô dọn dẹp, về nhà đọc sách, rồi ngủ đến 5, 6 giờ sáng. Giang Hân là người không thích giao thiệp, hiện đang sống cùng hai em gái.

Cô hầu như không có các cuộc gặp gỡ xã giao, ngay cả với bạn thân, một năm cũng chỉ gặp nhau nhiều nhất hai lần, như vậy cô cảm thấy thoải mái. Những thành phố lớn như Thượng Hải với cô quá náo nhiệt, còn Cảnh Đức Trấn thì vừa đủ. Dù sống ở một thị trấn nhỏ, gia đình Giang Hân rất tôn trọng cô. Họ hiểu tính cách của cô và không can thiệp quá nhiều.

Giang Hân chia sẻ: "Không phải suy nghĩ quá nhiều, được sống là chính mình, tự chủ công việc, tôi nghĩ đó là một kiểu tự do".

Chia sẻ