Có 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng của bạn, làm thế nào để bàn chải sạch sẽ?

Hà Vũ,
Chia sẻ

Bàn chải là ổ chứa vi trùng, gồm virus, nấm, vi khuẩn... ở người mắc các bệnh về răng miệng cũng như ở người khỏe mạnh, khi có điều kiện, các loại vi khuẩn này sẽ gây bệnh cho bạn.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester ở Anh: Có hơn 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng, bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus… Đồng thời Đại học Alabama ở Birmingham còn phát hiện ra rằng có cả vi trùng trong phân cũng có trên bàn chải đánh răng của bạn.

Có 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng của bạn, làm thế nào để bàn chải sạch sẽ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Gayle McCombs, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh Răng miệng của Đại học Old Dominion, đã đăng trên trang web OnHealth rằng, có một số lượng lớn vi khuẩn sống trong miệng và trên bàn chải đánh răng. Chúng có thể an toàn để hòa hợp và hệ miễn dịch cũng sẽ tiêu diệt những vi khuẩn này, do đó nó sẽ không gây quá nhiều rủi ro, nhưng là đối với trường hợp người khỏe mạnh. 

Ngược lại, nếu khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng có thể gây ra hàng loạt bệnh tật. Vì vậy, việc vệ sinh và bảo quản bàn chải đánh răng đúng cách có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Dưới đây là những cách giúp bàn chải luôn sạch sẽ

1. Không đặt bàn chải đánh răng cạnh bồn cầu

Có 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng của bạn, làm thế nào để bàn chải sạch sẽ? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong hầu hết các nhà vệ sinh gia đình, bồn cầu rất gần với bồn rửa, và hầu hết mọi người đều đặt bàn chải đánh răng trên bồn rửa. Sau đó, khi bồn cầu xả nước, vi khuẩn có thể bay vào không khí, rồi rơi vào bàn chải đánh răng. Vì vậy, bàn chải đánh răng để càng xa bồn cầu càng tốt, ngoài ra cần đậy nắp bồn cầu khi xả nước để giảm nguy cơ vi khuẩn lây lan ra không khí.

2. Khử trùng hộp đựng bàn chải đánh răng

Có 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng của bạn, làm thế nào để bàn chải sạch sẽ? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, hộp đựng bàn chải đánh răng là nơi cư trú của các loại vi khuẩn, Tổ chức Vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện ra rằng, hộp đựng bàn chải đánh răng là vật dụng trong gia đình đứng thứ ba về lượng vi khuẩn, chỉ đứng sau bọt biển rửa bát và bồn rửa bát. Vì vậy, chúng ta phải vệ sinh và khử trùng hộp đựng bàn chải đánh răng thường xuyên.

3. Ngoài ra còn có một số gợi ý để giữ cho bàn chải đánh răng sạch nhất có thể:

- Sau khi sử dụng, rửa sạch bàn chải đánh răng bằng nước máy.

- Giữ bàn chải đánh răng khô ráo giữa các lần đánh răng, không sử dụng nắp đậy bàn chải đánh răng, bởi sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt và sinh sản khép kín cho vi khuẩn.

Có 100 triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng của bạn, làm thế nào để bàn chải sạch sẽ? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Đặt bàn chải đánh răng thẳng đứng, không đặt nằm.

- Không sử dụng bàn chải đánh răng của người khác.

- Để riêng bàn chải đánh răng và không chạm vào bàn chải đánh răng của người khác.

Một số hiểu lầm về việc khử trùng bàn chải đánh răng

Một số sản phẩm quảng cáo rằng chúng có thể khử trùng bàn chải đánh răng, chẳng hạn như tia cực tím, thuốc xịt, nước súc miệng… và thậm chí cả bàn chải đánh răng có lông tích hợp kháng khuẩn. Mặc dù một số sản phẩm có tác dụng khử trùng nhất định nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Bạn đã thử dùng lò vi sóng và máy rửa bát để khử trùng bàn chải đánh răng của mình chưa? Đừng làm như vậy, hầu hết bàn chải đánh răng sẽ bị hỏng nếu bạn sử dụng phương pháp khử trùng này.

Bao lâu thì nên thay bàn chải đánh răng?

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng từ 3-4 tháng một lần, nếu lông bàn chải bị mòn, có bệnh lý răng miệng, hệ miễn dịch bị suy giảm… thì nên thay bàn chải thường xuyên. Tần suất thay thế đầu bàn chải điện cũng giống như bàn chải đánh răng thông thường, tần suất thay thế đầu bàn chải của trẻ em cao hơn người lớn.

Các chuyên gia khuyên rằng để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn, bạn có thể súc miệng bằng nước súc miệng trước khi đánh răng, loại bỏ vi khuẩn trước khi chạm vào bàn chải đánh răng.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ