Chuyện hôn nhân hiếm hoi còn lưu lại trong sử sách của Bao Công: Có đến 3 bà vợ nhưng người vợ đặc biệt nhất khiến hậu thế cũng phải nể phục
Trong sử sách ghi lại, Bao Chửng có 3 bà vợ, mỗi bà là 1 câu chuyện khác nhau nhưng có lẽ người sát cánh và làm nên thành công của Bao đại nhân là người vợ Đổng Thị.
Bao Công (Bao Chửng) là cái tên quá quen thuộc được biết đến qua những bộ phim phá án ly kì, hấp dẫn. Ông là vị quan thanh liêm, tài giỏi thời Tống. Những câu chuyện về Bao Chửng xuất hiện khắp nơi nhưng ít ai nhắc đến đời tư của vị quan "mặt sắt" này. Chắc hẳn rất nhiều người mơ hồ không biết ông có bao nhiêu người vợ hay chưa từng lấy vợ để tập trung cho dân, cho nước?
Người vợ làm nên thành công của chồng
Trong sử sách ghi lại, Bao Chửng có 3 bà vợ, mỗi bà là 1 câu chuyện khác nhau nhưng có lẽ người sát cánh và làm nên thành công của Bao đại nhân là người vợ Đổng Thị.
Theo ghi chép để lại, Đổng Thị sinh ra trong một gia đình quan thần nhà Tống. Từ nhỏ bà được học chữ nghĩa, đọc sách thánh hiền và thông tường đạo lý. Sau khi thành hôn, bà có nói với phu quân mình rằng: "Bậc trượng phu hãy coi vua là trên hết, cha mẹ đã có thiếp chăm sóc. Thiếp sẽ phụng dưỡng họ như chính cha mẹ ruột của mình. Chàng có thể tập trung đèn sách ứng thí mà không cần lo lắng".
Được lời như cởi tấm lòng, Bao Chửng quyết định lên kinh thành tham gia khảo thí. Ông đỗ đạt tiến sĩ và được phong làm tri huyện. Nhưng vì cha mẹ tuổi cao sức yếu Bao Chửng không muốn đi xa, ông đã xin từ quan về nhà chăm sóc cho họ.
Từ bỏ chức tước, bổng lộc để làm trọn lòng hiếu thảo, quyết định của Bao Chửng không những làm vợ phiền muộn mà ông còn giành được sự tôn trọng của vợ. Đổng Thị hiểu lý tưởng của tướng công là "hãy hiếu thảo trước, sau đó là trung thành" và sẵn sàng đồng hành cùng Bao Chửng để hiếu nghĩa với cha mẹ.
11 năm sau, cả cha mẹ của Bao Chửng đều qua đời. Lúc ấy ông mới bắt đầu chính thức sự nghiệp làm quan. Trong những năm tháng Bao Chửng theo con đường quan trường, Đổng Thị không những chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng, bà còn là cánh tay đắc lực giúp ông chuyện chính trường.
Vì làm quan thanh liêm nên Bao đại nhân thường phải đối mặt với những vấn đề rất nghịch lý chốn quan trường. Nó khiến ông đôi khi phiền lòng, trăn trở. Khi hiểu được tâm tư của Bao Chửng, Đổng Thị đã an ủi ông: "Chàng đang lo cho đất nước. Ngay cả khi Hoàng thượng nói chàng sai, ta sẵn sàng chịu phạt cùng chàng. Ta chỉ mong từ giờ trở đi, chàng vẫn tiếp tục lên tiếng cho dân, vì nước, đòi lại công bằng trên công đường".
Không những riêng Đổng Thị, cả cha mẹ bà đều ủng hộ Bao Chửng. Thế mới nói, chặng đường của một vị quan thanh liêm như Bao Chửng không thể không nhắc tới đóng góp to lớn của Đổng Thị. Bà bị bệnh và mất năm 1068, sau đó được an táng cùng mộ với Bao Chửng ở thành phố Hợp Phì, tỉnh Anh Huy.
Vợ 3 bị trả về nhà đẻ
Bao Chửng còn có 1 người vợ 3 là Tôn Thị, về sau không hiểu vì lý do gì đã bị ông gửi trả về nhà đẻ. Khi Tôn Thị về nhà cha mẹ ruột mới phát hiện đã mang thai con trai với Bao Công.
Năm 1058, Tôn Thị sinh hạ con trai đặt tên Bao Đình, sau được Thôi Thị (tức con dâu Bao Chửng và Tôn Thị) đổi tên là Bao Thụ. Theo ghi chép, Bao Thụ lên 5 tuổi thì Bao Chửng qua đời, một mình con dâu Thôi Thị nuôi em chồng ăn học nên người. Từ thông tin trên có thể thấy, gia đình Bao Chửng đã cho đón con trai Bao Thụ về nhà nội, giao cho con dâu nuôi dưỡng thay vì đón vợ lẽ Tôn Thị trở lại nhà họ Bao.
Bao Thụ sau này cũng là vị quan thanh liêm như cha, sống thanh đạm thủ tiết, yêu dân như con nhưng chán cảnh quan trường nhiễu nhương Bao Thụ lại từ quan về làm ruộng. Bao Thụ từng làm đến các chức quan như Thái tự thái chúc, Quốc tử giám thừa, phán quan ở Hào Châu, năm 46 tuổi được thăng chức thông phán ở Đàm Châu và qua đời trên đường đi nhậm chức.
Những ghi chép trong sử sách về chuyện hôn nhân của Bao Chửng rất ít ỏi. Nhưng nhờ đó có thể thấy, cả đời ông chỉ nghĩ cho dân, cho nước, không màng tình ái nên gần như những câu chuyện Bao Chửng để lại chỉ xoay quanh các vụ án lớn, chốn quan trường hiểm độc.
Đôi khi, đàn ông chẳng cần 1 mối tình kinh thiên động địa hay thề nguyền sống chết vì nhau. Cứ như Bao Chửng và Đổng Thị, tình nghĩa phu thê của họ thật khiến người đời cảm phục. Đúng chẳng to tát khi nói đằng sau thành công nào của đàn ông cũng có bóng dáng người phụ nữ. Quả thật, nếu không có Đổng Thị đứng sau khuyến khích, động viên, làm động lực cho chồng phấn đấu, thấu hiểu cả những điều khó nói trong tâm tư thì không thể có 1 "tượng đài" Bao Chửng trong lịch sử.
Nguồn: Sina, Qulishi