Chơi cầu lông rất tốt nhưng nếu bạn chơi cầu lông trong 5 thời điểm này rất dễ chấn thương, làm sức khỏe yếu thêm

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Dưới đây là 5 thời điểm mà các chuyên gia sức khỏe khuyên không nên chơi cầu lông để tránh làm tổn thương cơ thể.

Cầu lông là một môn thể thao phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể thấy, hiếm có bộ môn nào lại có thể thúc đẩy vận động của toàn bộ cơ thể từ tay, chân, bụng, mắt... như cầu lông. Do đó nó được ca ngợi là môn thể thao làm tăng tiêu hao năng lượng, thúc đẩy sự phân hủy chất béo, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chơi cầu lông rất tốt cho sức khỏe: Nhưng nếu bạn chơi cầu lông trong 5 thời điểm này rất dễ chấn thương, làm sức khỏe yếu thêm - Ảnh 1.

Hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt cho việc bảo vệ sức khỏe. Lợi ích tập luyện vượt xa những rủi ro mà nó đem lại, tuy nhiên không phải lúc nào vận động cũng tốt. Dưới đây là 5 thời điểm mà các chuyên gia sức khỏe khuyên không nên chơi cầu lông để tránh làm tổn thương cơ thể.

5 thời điểm không nên chơi cầu lông vì dễ chấn thương

1. Khi bạn cảm thấy đau ngực, khó chịu

Đây có lẽ là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nhất bạn không nên cố gắng vận động mạnh. Một số triệu chứng bao gồm:

- Đau ngực, khó thở

- Khó chịu ở lưng, hàm hoặc cổ họng

- Buồn nôn

- Ho khan

- Đau đầu

- Đau nhức toàn cơ thể

Chơi cầu lông rất tốt cho sức khỏe: Nhưng nếu bạn chơi cầu lông trong 5 thời điểm này rất dễ chấn thương, làm sức khỏe yếu thêm - Ảnh 3.

Khi có những dấu hiệu này bạn nên dừng chơi cầu lông ngay lập tức và tìm kiếm sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Vì đó có thể là dấu hiệu của đau tim, chấn thương quá mức... Nếu cố gắng tiếp tục thì sức khỏe và tính mạng của bạn sẽ có thể bị đe dọa.

2. Sưng hoặc đau ở các khớp

Đôi khi ở vài buổi tập đầu, bạn có thể cảm thấy đau cơ nhẹ. Tuy nhiên đau khớp lại là vấn đề khác. Bất kỳ loại sưng nào ở khớp đều là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị tổn thương cấp tính cho mô mềm hoặc khớp.

Đôi khi cơn đau khớp không kèm theo sưng ngay lập tức, và đó là lúc bạn phải cẩn thận hơn. Nếu bạn bỏ qua cơn đau khớp nghiêm trọng, bạn có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh và có thể phải phẫu thuật.

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy gân của mình bị đau bất thường và cơ bắp của mình dễ mệt mỏi trong quá trình tập luyện, hãy nghỉ ngơi và đi kiểm tra sức khỏe.

3. Khi bạn đang bị thiếu ngủ

Mọi người đều biết rằng giấc ngủ là điều cần thiết, tuy nhiên, nhiều người vẫn không ưu tiên nó.

Nếu bạn thiếu ngủ, cơ thể của bạn không hoạt động hiệu quả như mong đợi. Tập thể dục, chơi cầu lông vào lúc này sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, nếu thiếu ngủ, điều tốt nhất bạn có thể làm cho cơ thể là ngủ một giấc thật ngon và trở lại vận động vào ngày hôm sau.

Chơi cầu lông rất tốt cho sức khỏe: Nhưng nếu bạn chơi cầu lông trong 5 thời điểm này rất dễ chấn thương, làm sức khỏe yếu thêm - Ảnh 4.

Chuyên gia tâm lý Lisa Cottrell, làm việc tại Aurora Health Care cho biết: "Ngủ không đủ giấc và thiếu ngủ mãn tính có thể làm tăng kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm và ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, tạo ra phản ứng miễn dịch và trao đổi chất".

Để cải thiện tình trạng, bạn nên đi ngủ sớm hơn 1-2 tiếng so với mọi hôm. Nếu bạn kiệt sức, hãy coi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi.

4. Khi bạn bị sốt

Dù bạn có yêu thích bộ môn cầu lông đến mấy thì bạn cũng nên ở nhà nghỉ ngơi khi đang bị sốt.

_______(37).jpeg

Sốt cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống chọi với nhiễm trùng. Việc vận động mạnh vào lúc này sẽ khiến cơ thể nóng hơn, đồng thời gây mất nước khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Hơn nữa, vận động khi sốt sẽ không thể đem lại hiệu quả cao như bạn mong đợi, vì vậy khi sốt tốt nhất bạn chỉ nên nghỉ ngơi mà thôi.

5. Khi bạn đang mang bầu

jkforum1629898022.jpeg

Chơi cầu lông tốt cho sức khỏe nhưng nó không phù hợp với bà bầu. Hãy hỏi bác sĩ về một chương trình tập thể dục an toàn hơn cho mình, ví dụ như đi bộ, tập yoga, bơi lội...

Bạn nên tránh các bài tập cường độ mạnh, chạy nhảy nhiều như cầu lông do nguy cơ té vã, va đập có thể làm ảnh hưởng đến em bé.

Chia sẻ