Chậm kinh 3 tháng, nữ giám đốc nghĩ mình có thai nhưng không ngờ lại mắc phải căn bệnh mà chị em nào cũng khiếp sợ

Phan Hằng,
Chia sẻ

Chậm kinh tưởng chừng là dấu hiệu của “tin vui” nhưng nữ giám đốc không ngờ lại nhận về tin sét đánh…

Nhân vật trong câu chuyện này là cô Lin, 39 tuổi, hiện là giám đốc tiếp thị cấp trung của một công ty ở Đài Loan. Cô thường xuyên phải làm thêm giờ và sau khi kết thúc công việc lại tất bật trở về nhà chăm sóc con cái. Hậu quả của việc gồng gánh việc nhà và việc công ty khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của cô không đều, 3 tháng qua cô chưa thấy có kinh nguyệt.

Việc bị chậm kinh khiến cô Lin nghĩ rằng mình đã có thai, nhưng bên cạnh đó cô không ngờ rằng việc mình đi tiểu nhiều và hay quên cũng là triệu chứng của một căn bệnh khác. Sau khi khám phụ khoa và sản khoa, cô được chẩn đoán là bị suy buồng trứng sớm và đang bước vào thời kỳ mãn kinh.

Chậm kinh 3 tháng, nữ giám đốc nghĩ mình có thai nhưng không ngờ mắc căn bệnh mà chị em nào cũng khiếp sợ - Ảnh 1.

Cô Lin không ngờ việc chậm kinh 3 tháng lại là dấu hiệu của bệnh suy buồng trứng sớm.

Bác sĩ sản khoa của bệnh viện đa khoa Wanfang ở Đài Bắc, Trương Vũ Kỳ nói rằng các chỉ số như AMH của cô Lin là 0.01, FSH là 78.15 và mức estrogen đang dưới 20. Đối với phụ nữ bình thường thì AMH là từ 2 đến 5, thế nhưng cô chỉ có 0.01, điều này cho thấy lượng trứng dự trữ quá ít và đã sụt giảm nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh suy buồng trứng sớm.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ chỉ ra rằng sự xuất hiện của bệnh suy buồng trứng sớm chủ yếu liên quan đến gen di truyền, bệnh miễn dịch, ô nhiễm môi trường và căng thẳng thần kinh. Với áp lực ngày càng tăng mà những người trẻ hiện nay đang đối mặt phải, cộng với ảnh hưởng từ môi trường, số lượng bệnh nhân mắc bệnh suy buồng trứng trong 2 năm qua đã tăng lên từ 2% lên 3%.

Tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ là từ 48 đến 52 tuổi. Nếu buồng trứng suy giảm sớm sẽ khiến trứng ngừng rụng và dẫn tới vô sinh. Trong khi estrogen giảm nhanh, các triệu chứng mãn kinh do thiếu hụt nội tiết tố chắc chắn sẽ xảy ra.

Chậm kinh 3 tháng, nữ giám đốc nghĩ mình có thai nhưng không ngờ mắc căn bệnh mà chị em nào cũng khiếp sợ - Ảnh 3.

Bác sĩ sản phụ khoa Trương Vũ Kỳ đang trao đổi với cô Lin.

Bác sĩ Trương Vũ Kỳ nói thêm về trường hợp của cô Lin: "Vì cô ấy đã không được điều trị sớm nên không còn cách nào khác là trải qua thời kỳ mãn kinh sớm. Mặc dù còn trẻ nhưng cô ấy sẽ bị loãng xương và bệnh này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn ở tuổi già".

Đối với những bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm hơn khoảng 10 năm so với phụ nữ bình thường, cơ thể của họ sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các căn bệnh liên quan đến tim mạch, sinh dục, loãng xương, mất trí nhớ.

Cuối cùng, bác sĩ Trương Vũ Kỳ cho biết thêm việc điều trị suy buồng trứng sớm thường là bổ sung hormone sinh học thay vì sử dụng hormone tổng hợp. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ cá nhân hóa liều lượng phù hợp và cứ 3 tháng 1 lần cần phải đến bệnh viện để điều chỉnh thuốc. Sự khó chịu của thời kỳ mãn kinh thường sẽ được cải thiện đáng kể sau khi bổ sung hormone và sử dụng thuốc.

Theo Ettoday

Chia sẻ