Câu trả lời của DeepSeek về vấn đề: "Thế nào là giáo dục tốt" khiến bà mẹ trẻ phải thốt lên: "AI làm cha mẹ còn GIỎI hơn tôi!"

Trang Đào,
Chia sẻ

Giáo dục có nghĩa là chỉ khi cha mẹ có thể duy trì ranh giới thì trẻ em mới có thể hiểu rõ trách nhiệm của mình.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh tượng như thế này chưa: Ngay khi đứa trẻ cau mày và nói "bài này khó quá", bố mẹ lập tức lấy vở bài tập và giúp đưa ra đáp án. Hay khi dây giày của đứa trẻ bị tuột, người lớn sẽ ngay lập tức cúi xuống và buộc lại dây giày cho nó. Một trường hợp quen thuộc khác: Đứa trẻ đang cãi nhau với bạn bè và cha mẹ đã ngay lập tức vào cuộc để hòa giải...

Câu trả lời của DeepSeek về vấn đề:

Có lẽ đây là những hành động hết sức quen thuộc, nhưng lại đang âm thầm phá hủy hai nền tảng chính cho sự phát triển của trẻ: Đó chính là quyền được thử nghiệm, được sai sót và cản trở nhịp độ phát triển tự nhiên.

Gần đây, khi đọc được một cuốn sách về giáo dục với quan điểm cho rằng: "Giáo dục có nghĩa là chỉ khi cha mẹ có thể duy trì ranh giới thì trẻ em mới có thể hiểu được trách nhiệm của mình", một phụ huynh đã tỏ ra khá hoang mang và đem những khúc mắc này đi hỏi DeepSeek. Câu trả lời của trí tuệ nhân tạo nằm ngoài dự đoán, khiến cô lập tức phải nghiêm túc xem lại cách giáo dục con cái của mình.

Việc trợ giúp thái quá chỉ khiến trẻ trở nên lệ thuộc

Nếu như cha mẹ thường xuyên nói rằng: "Con không làm được đâu, bố/mẹ sẽ làm việc này", lâu dần, đứa trẻ sẽ trở nên lệ thuộc vào cha mẹ, vì chúng thực sự tin rằng mình không có khả năng làm một việc gì đó. Thói quen, theo thời gian, sẽ trở thành bản chất. Trẻ em sẽ thực sự nghĩ rằng chúng vô dụng và chờ được hỗ trợ, giải cứu khi gặp phải vấn đề; cũng do đó, trẻ mất đi khả năng tự đối mặt với những khó khăn của mình.

Câu trả lời của DeepSeek về vấn đề:

DeepSeek nói rằng, đây chính là "sự bất lực có chủ đích". Những đứa trẻ như vậy sẽ mãi mãi không thể trưởng thành, hoặc phải trải qua nhiều khổ sở trước khi có thể tìm thấy chính mình.

Người lớn luôn có trăm mối lo trong lòng, và họ nghĩ rằng nếu mình bao bọc nhiều hơn, con cái có thể tránh được nhiều tổn thương hay tránh đi chệch hướng. Nhưng thực tế là, trẻ em được nhận được sự chăm sóc quá mức có thể "xuất sắc" trong thời gian ngắn, nhưng khó có được nội lực thực sự. Chúng giống như những bông hoa trong nhà kính, không thể chịu được gió và mưa; một khi rời khỏi sự bảo vệ của cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy hoang mang, bất lực.

Giáo dục thực sự là dạy trẻ cách sống tốt khi chỉ có một mình

Cha mẹ không thể sống cùng trẻ suốt cuộc đời, do vậy, điều đúng đắn là trở thành một "huấn luyện viên" luôn sẵn sàng hướng dẫn, động viên con cái và để chúng tự hoàn thành chặng đua của mình. Cha mẹ phải tin rằng trẻ em có khả năng tự đối mặt với những thách thức và giải quyết vấn đề của mình.

Câu trả lời của DeepSeek về vấn đề:

DeepSeek cho rằng: Những bậc cha mẹ thực sự khôn ngoan sẽ hỗ trợ khi trẻ cần, nhưng sẽ không bao giờ thay thế được sự phát triển của trẻ. Ví dụ, khi trẻ gặp phải bài toán khó, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ suy nghĩ về bài toán thay vì đưa ra câu trả lời trực tiếp; Khi trẻ muốn thử những điều mới, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ mạnh dạn thử thay vì ngăn cản trẻ vì sợ thất bại.

Xây dựng lại ranh giới của giáo dục, từ "Cha/mẹ sẽ làm" thành "Cha/mẹ sẽ đồng hành cùng con"

Cha mẹ cần hiểu điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nếu đó là việc trẻ nên làm và có thể tự làm thì hãy để trẻ thực hiện. Nếu trẻ chưa biết cách, người lớn có thể hướng dẫn. Chúng ta phải hiểu rằng sự phát triển của trẻ là một quá trình lâu dài. Trong quá trình này, trẻ cần tự mình khám phá, thử nghiệm, thất bại và thành công. Điều chúng ta, những người làm cha mẹ, có thể làm là ở bên con và tin tưởng, ủng hộ con.

Câu trả lời của DeepSeek về vấn đề:

DeepSeek dẫn lời nhà giáo dục người Nhật Masahiko Fujiwara: "Loại bỏ mọi chướng ngại vật đối với trẻ em cũng giống như cắt đi chiếc lông vũ và không cho chúng bay". Chỉ khi chúng ta ngừng che chở con cái khỏi gió mưa thì chúng mới có thể tự mọc cánh.

Từ hôm nay, hãy trao lại quyền điều khiển cuộc sống từ xa cho con bạn. Bạn sẽ thấy sức mạnh mãnh liệt nhất của sự sống trong những bước chân chập chững đó. Bởi vì giáo dục có nghĩa là chỉ khi cha mẹ có thể duy trì ranh giới thì trẻ em mới có thể hiểu rõ trách nhiệm của mình. Suy cho cùng, mỗi con người đều phải tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Chia sẻ