Cảnh giác với bệnh viêm phổi – phế quản trong mùa xuân

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Vào giữa và cuối mùa xuân, nhiều khi trời đang ấm bỗng chuyển sang mưa rét đã khiến nhiều người mắc viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi- viêm phế quản.

Phát bệnh khi thời tiết ẩm ướt

Hễ cứ đến mùa xuân, thời tiết vừa lạnh lại vừa mưa phùn lại làm bệnh viêm phổi của bác Mạnh 62 tuổi (Nga Sơn – Thanh Hóa) lại tái phát. Bác Mạnh sống chung với căn bệnh này đã 10 năm nay. Thời tiết sang xuân ẩm thấp, mưa phùn kéo dài là bác lại lên ho, hen suyễn, người lả đi. Thấy sức khỏe của mẹ không tốt trong thời gian này, anh con trai lớn của bác đã quyết định đưa mẹ vào Sài Gòn sống cùng gia đình anh. Tránh được thời tiết ẩm ướt, rét trong mùa xuân, bệnh của bác Mạnh cũng ít bị tái phát hơn.

Cũng không khá so với bác Mạnh là mấy, chị Thêm (Quảng Xương – Thanh Hóa) bị viêm phế quản cách đây đã năm.  Biết bệnh của mình nên cứ đến thời tiết sang mùa mùa đông – xuân, kèm theo lạnh, mưa phùn là chị lại uống đợt thuốc dự phòng cho khỏe để làm công việc nhà nông. Mặc dù đã uống thuốc  dự phòng. Nhưng thời tiết ẩm thấp cộng với dị ứng phấn hoa và dễ nhiễm lạnh do bệnh viêm phế quản của chị tái phát nên mỗi lần thở lồng ngực chị rất đau, khó thở, có tiếng rít bên và ho ho liên tục kèm theo có đờm lỏng hoặc đặc quánh. Thấy bệnh càng ngày càng trầm trọng chồng chị quyết định cho chị nhập viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Kim Xuân- Bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì người bệnh bị viêm phê quản, viêm phổi là thường có triệu chứng thở nhanh nông, đôi khi co thở rít, cánh mũi phập phồng (do thiếu dưỡng khí), ho thường có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra, ngực đau mệt mỏi.

Cảnh giác với bệnh viêm phổi – phế quản trong mùa xuân 1
Hình ảnh phổi bình thường và phổi khi bị viêm. Ảnh minh họa

Đối với những người có tuổi như bác Mạnh thì càng có sự lão hóa về phổi (cả về số lượng và thể tích), phổi ít di động hoặc di động kém càng dễ mắc bệnh về hô hấp một khi thời tiết thay đổi đột ngột. Thêm vào đó ở người có tuổi là hiện tượng vách phế nang và mao mạch bị teo dần theo năm tháng làm giảm vách phế nang, mao mạch thường bị teo và mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho không khí qua lại không được dễ dàng như lúc tuổi còn trẻ. 

Tác nhân gây viêm phổi  hay viêm phế quản là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm), hoặc do khói bụi (môi trường ô nhiễm), khói bếp, thuốc lá, thuốc lào,  hay hít phải các loại phấn hoa, các chất dậy mùi làm cho bệnh viêm phổi, hay phế quản tái phát. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, nhất là vào giữa hoặc cuối mùa xuân thì số lượng bệnh nhân nhập viện do viêm phổi hay viên phế quản ngày càng nhiều.

Một số cách phòng bệnh viêm phổi – phế quản 

Theo bác sĩ Xuân, đối với những người bị bệnh mạn tính đường hô hấp như bệnh viêm phổi, viêm phế quản, một khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính. Nhiều khi người bệnh viêm phổi hay viêm phế quản thường không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là người cao tuổi có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Một số người  mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi.

Cảnh giác với bệnh viêm phổi – phế quản trong mùa xuân 2
Ảnh minh họa

Trước hết, khi người bệnh có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi, viêm phế quản cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với người mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virus. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn.

Ngoài ra, người bị bệnh trên không nên làm việc quá sức. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh bất kể mùa nào trong năm. Không bất chợt ra nơi lộng gió và không tắm nước lạnh nhất là khi người đang ra mồ hôi nhiều. 

Những hôm trời lạnh, ẩm ướt, gió nhiều, nên hạn chế tôi đa đi ra khỏi nhà. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

 Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Cần vệ sinh họng, miêng hàng ngày như đánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.
Chia sẻ