Căn bệnh khiến Tăng Thanh Hà ngày càng gầy và thiếu sức sống hóa ra 70% dân Việt có nguy cơ mắc, "thủ phạm" gây bệnh rất gần mà không biết
Thường xuất hiện với bề ngoài chỉn chu, sang trọng nhưng Hà Tăng có một khuyết điểm bao nhiêu năm qua vẫn chưa thể khắc phục đó là cơ thể quá gầy gò.
Căn bệnh khiến Hà Tăng liên tục bị chê gầy gò, hốc hác
Tăng Thanh Hà được mệnh danh là "ngọc nữ" của màn ảnh Việt, cô được biết đến như một biểu tượng của sắc đẹp, thời trang, những công thức làm đẹp và giảm cân của cô luôn khiến người hâm mộ thích thú và chia sẻ rộng rãi.
Thường xuất hiện với bề ngoài chỉn chu, sang trọng nhưng Hà Tăng có một khuyết điểm bao nhiêu năm qua vẫn chưa thể khắc phục đó là cơ thể quá gầy gò. Trên trang cá nhân, đã bao lần bà mẹ 2 con để lộ hình ảnh vóc dáng mảnh mai, thanh mảnh quá mức nhưng khi nhận được những lời thắc mắc, góp ý của cộng đồng mạng, Hà Tăng luôn chọn cách im lặng.
Tăng Thanh Hà không ít lần bị nhận xét là quá gầy.
Lần hiếm hoi cô lên tiếng về sức khỏe của mình đó là khi đang tham dự show thời trang của NTK La Phạm vào cuối năm 2019, cô chia sẻ mình đang bị mắc bệnh dạ dày, ảnh hưởng đến chuyện ăn uống nên cân nặng giảm sút.
Bệnh dạ dày mà Tăng Thanh Hà mắc - 70% dân số Việt cũng có nguy cơ mắc phải
Dạ dày ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, nó còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non, vì thế vai trò của cơ quan này thực sự rất quan trọng.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.
"Thủ phạm gây nên bệnh dạ dày đến từ những thói quen sống:
- Ăn uống không đúng giờ: Dạ dày thường bài tiết dịch vị rất "nguyên tắc". Đến một giờ cố định, dạ dày thường sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu lúc này trong bụng không có thức ăn thì lượng acid ấy sẽ gây hại cho chính cơ thể, và cuối cùng gây viêm loét dạ dày.
- Ăn quá nhanh, không nhai kỹ: Thói quen ăn nhanh khiến cho thức ăn không được nghiền nát ở khoang miệng, sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày.
- Uống nhiều rượu, bia: Hầu hết các chất có trong rượu bia đều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày hay nặng hơn là chảy máu hoặc thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh dạ dày mạn tính, nó thường lây nhiễm qua đường ăn uống chung đụng, không vệ sinh. Helicobacter pylori ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm niêm mạc, dẫn đến các căn bệnh dạ dày.
- Căng thẳng thần kinh: Thần kinh bị căng thẳng, phiền não hay tức giận có thể tác động đến chức năng bài tiết, vận động và tiêu hóa của dạ dày. Chính vì vậy, những người trầm cảm, hay lo lắng hoặc bị tổn thương tinh thần lâu ngày sẽ dễ mắc bệnh loét dạ dày.
- Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm hại niêm mạc dạ dày do kích thích co thắt mạch máu, làm giảm sự cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự bài tiết acid và pepsin trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, khi sử dụng các loại thuốc này, bạn nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Khi mắc bệnh dạ dày, cần ăn uống như thế nào để bệnh không trầm trọng?
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân dạ dày vì nó có thể giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và giúp các tổn thương mau lành.
- Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng:
1. Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
2. Nhai kỹ, ăn chậm.
3. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.
4. Không nên ăn quá nhiều canh với bữa cơm.
5. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
- Những loại thức ăn nên dùng:
1. Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
2. Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).
3. Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
4. Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
5. Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).
- Những thức ăn không nên dùng:
1. Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
2. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
3. Sữa chua.
4. Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
5. Gia vị, giấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
6. Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
7. Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
- Lưu ý khi chế biến đồ ăn cho người mắc bệnh dạ dày:
1. Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
2. Thức ăn quá lạnh có thể làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-50 độ C.
3. Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.