Bộ Y tế cho biết, hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng của biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 so với các biến thể trước đó và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp trên cấp độ toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/12 đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”, song cho biết biến thể này không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng.
Dòng thống trị trong làn sóng COVID-19 hiện nay vẫn là XBB.1.5 (chiếm gần 44%), tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần tỉ lệ do bị lấn sân bởi 5 dòng XBB khác, bao gồm dòng XBB.2.3 mới được chú ý.
Biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn các biến thể khác của Omicron, tuy nhiên vắc-xin COVID-19 hiện tại vẫn là biện pháp phòng bệnh quan trọng.
Tại TP HCM ngoài sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicron (từ tháng 7-9-2022) sang biến thể phụ BA.2.75 (bao gồm biến thể phụ BN.1) trong 3 tháng cuối năm. Không chỉ vậy, tháng 12-2022, tại TP còn xuất hiện biến thể phụ XBB với tỉ lệ thấp
Ngày 21-10, giới chức y tế Mỹ ước tính số ca mắc biến thể BQ.1 và BQ.1.1 của vi rút SARS-CoV-2 tại nước này tăng gần gấp đôi so với tuần trước. Châu Âu cũng dự đoán chúng sẽ là các biến thể thống trị trong vòng một tháng.