Bi kịch người vợ bị chồng ấn bàn là vào mặt sau 10 năm bạo hành đến thân tàn ma dại, phải "vùng lên" đau đớn rồi tự đẩy mình vào tù

L.T,
Chia sẻ

Khi Kiranjit bắt đầu thi hành án tù, vụ việc của cô đã được một tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ mở chiến dịch đấu tranh về pháp lý để giúp cô "minh oan".

Đó là một buổi tối tháng 5 năm 1989. Kiranjit Ahluwalia, một phụ nữ gốc Ấn Độ sống tại một thị trấn nhỏ ở Anh, chuẩn bị bữa tối cho chồng mình - Deepak Ahluwalia. Buổi tối hôm đó, cô muốn nói chuyện với chồng về mối quan hệ căng thẳng của cả 2 trong thời gian qua. Nhưng, vẫn như thường ngày, anh ta chẳng thèm quan tâm vợ nghĩ gì mà chỉ muốn moi tiền của cô. Anh ta đòi Kiranjit đưa 200 bảng Anh (gần 6 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) và đe dọa sẽ đánh đập Kiranjit nếu không có tiền.

Kiranjit không có tiền đưa cho gã chồng tệ bạc ấy và "con thú" trong người hắn lại trỗi dậy. Deepak vớ được chiếc bàn là đang nóng và ấn lên mặt vợ không chút thương xót, mặc cho  Kiranjit vùng vẫy trong đau đớn. Chiếc bàn là đốt cháy da mặt của Kiranjit, để lại cho cô một vết sẹo vĩnh viễn.

Bị chồng ấn bàn là nóng vào mặt sau 10 năm chịu bạo hành đến thân tàn ma dại, người phụ nữ làm cú "vùng lên" đau đớn để rồi tự đẩy mình vào tù,  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa lấy từ bộ phim "Provoked".

Và cũng chính vết thương bỏng rát đó như "giọt nước làm tràn ly" khiến Kiranjit "vùng dậy" hành động. Cô cảm giác như mọi thứ đã đi quá giới hạn chịu đựng và chẳng còn gì để cô phải lưu luyến về một gia đình toàn cãi vã, đánh đập và nước mắt như vậy nữa.

Vào đầu giờ sáng hôm sau khi Deepak còn đang ngủ, Kiranjit đã đổ một ít xăng lên chân hắn và ném một cây gậy đang cháy vào đó rồi ôm con chạy ra ngoài. Hắn cố tìm cách thoát ra khỏi ngôi nhà, miệng vẫn không ngừng la hét rằng sẽ giết chết Kiranjit. Những người hàng xóm đổ xô đến ngôi nhà đang cháy. Kiranjit ôm chặt lấy con trai và nhìn chằm chằm vào ô cửa sổ đang sáng rực lửa.

Chồng của Kiranjit qua đời vài ngày sau đó vì bỏng nặng. Kiranjit bị buộc tội giết người vào tháng 12 năm đó. Sau phiên tòa xét xử, cô vẫn không thể bào chữa rằng đó là hành động tự vệ, Kiranjit bị kết tội giết người và nhận án tù chung thân... 

Nhưng câu chuyện của cuộc đời cô chưa thực sự kết thúc phía sau song sắt.

30 năm sau ngày "vùng lên" với lửa hận ngùn ngụn trong lòng đó, Kiranjit mới cho biết: "Tôi không tài nào chợp mắt được, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi đau đớn, cả về thể xác và tinh thần. Tôi muốn đánh anh ta. Tôi muốn đánh anh ta như cách anh ta đã đánh tôi. Tôi muốn đánh anh ta để anh ta cảm nhận nỗi đau mà tôi từng trải qua. Khi ấy, tâm trí tôi chẳng nghĩ được gì to tát hơn".

Kiranjit giãi bày: "Khi hành động, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng mình sẽ làm bỏng chân anh ta để anh ta không thể đuổi theo và đánh đập tôi. Tôi sẽ tạo cho anh ta một vết sẹo để anh ta luôn nhớ rằng cuối cùng thì vợ anh ta cũng có thể làm gì đó. Khi nhìn thấy bàn chân đầy sẹo, anh ta sẽ nhớ đến tôi".

Từ tuổi thơ hạnh phúc đến cuộc hôn nhân đẫm nước mắt, nhiều đòn roi

Kiranjit lớn lên ở Punjab, miền Bắc Ấn Độ.

Mặc dù mất cả cha lẫn mẹ khi mới 16 tuổi, nhưng Kiranjit đã có một quãng đời tuổi thơ ngập tràn hạnh phúc với tình yêu thương của 2 đấng sinh thành. Kiranjit là em út trong 9 anh chị em, vì vậy cô còn nhận được cả tình yêu thương, bao bọc từ anh chị.

Bị chồng ấn bàn là nóng vào mặt sau 10 năm chịu bạo hành đến thân tàn ma dại, người phụ nữ làm cú "vùng lên" đau đớn để rồi tự đẩy mình vào tù,  - Ảnh 2.

Hình ảnh Kiranjit khi còn trẻ.

Thế nhưng, khi Kiranjit đến tuổi cập kê, mọi thứ không còn là màu hồng nữa. Áp lực phải lấy chồng khiến Kiranjit cảm thấy nghẹt thở và cô quyết định đến sống với chị gái ở Canada. Cô không muốn định cư ở Ấn Độ, càng không muốn kết hôn và sinh con như chị dâu của mình. Nói một cách đơn giản, Kiranjit muốn làm chủ cuộc sống thay vì chôn vùi tuổi thanh xuân với một gã cô không thích.

Tuy nhiên, Kiranjit vẫn không đủ cương quyết về chuyện hôn nhân. Chị gái ở Anh đã giới thiệu cho cô một người đàn ông.

"Anh ta đến gặp tôi ở Canada. Chúng tôi đã nói chuyện khoảng 5 phút và tôi nói đồng ý. Tôi biết rằng tôi không thể trốn tránh mãi, tôi phải kết hôn. Thế là xong. Tự do của tôi không còn".

5 phút để cô gật đầu thì gã trai đó hẳn cũng không phải dạng xoàng. Kiranjit nói anh ta "rất đẹp trai, hấp dẫn và quyến rũ" nhưng cô không bao giờ biết anh ta sẽ nổi cáu khi nào. Phút trước anh ta ngọt ngào, phút sau đã thật kinh khủng.

Vậy là ngày bước chân vào hôn nhân cũng là ngày bắt đầu chuỗi ngày "sống trong địa ngục" của Kiranjit.

Bi kịch người vợ bị chồng ấn bàn là vào mặt sau 10 năm bạo hành đến thân tàn ma dại, phải "vùng lên" đau đớn rồi tự đẩy mình vào tù - Ảnh 3.

"Nếu anh ta mà tức giận, coi như xong", cô kể. "Quát tháo, đánh đập, ném đồ đạc, xô đẩy tôi, đe dọa tôi bằng dao. Rất nhiều lần, anh ta bóp cổ tôi. Tôi thường bị bầm tím và không thể nói trong vài ngày. Có lần vào dịp sinh nhật của anh ta, tôi đã mua một chiếc nhẫn vàng làm quà. Vậy mà chỉ vài hôm sau, anh ta đã mất bình tĩnh và làm gãy răng tôi với chiếc nhẫn đó. Anh ta đã đấm vào mặt tôi".

Cũng có lần Kiranjit tìm cách bỏ trốn nhưng hắn lại tìm được cô và lôi cô về đánh tiếp.

5 năm sau khi kết hôn, Kiranjit mới được chồng đưa về thăm quê nhà ở Ấn Độ. Cô đã kể với anh trai về sự bạo hành mà cô phải chịu đựng. Ban đầu gia đình cô rất buồn, nhưng chỉ sau một lời xin lỗi từ hắn, họ thuyết phục cô trở về nhà.

Vài tháng sau, khi trở lại Anh, tình trạng bạo hành lại tiếp diễn. Deepak bắt đầu ngoại tình và còn về nhà moi tiền vợ mang đi cho gái. 

"Tôi không thể trốn thoát, càng không thể ly hôn. Gia đình thì thúc giục có con. Mọi người đều nói, nếu có con, có thể anh ta sẽ thay đổi. Anh ta sẽ trở thành một người đàn ông có trách nhiệm. Vậy nhưng tnh ta không bao giờ thay đổi mà ngày càng tệ bạc hơn".

Cú thay đổi ngoạn mục

Khi ở trong tù, Kiranjit nói rằng cô cảm thấy tự do vì tránh xa được gã chồng vũ phu. Cô chơi cầu lông, tham gia các lớp học tiếng Anh và còn viết sách. Chính cuốn sách ấy sau này đã trở thành cảm hứng để dựng thành phim về cuộc đời cô.

Khi Kiranjit bắt đầu thi hành án chung thân, vụ việc của cô đã được Southall Black Sisters, một tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ da đen và châu Á, mở chiến dịch đấu tranh về pháp lý để giúp cô minh oan. 

Chiến dịch và nỗ lực của các thành viên tổ chức này đã dẫn đến kết quả là vụ án được đưa ra trước Tòa án phúc thẩm. Trong một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1992, Chánh án Taylor đã tuyên bố rằng Kiranjit bị kết tội giết người là không thỏa đáng. Ông ra lệnh xét xử lại, đồng thời chỉ đạo tòa án xét xử xem xét tiền sử lạm dụng gia đình và tác động tâm lý mà Kiranjit phải chịu.

Bị chồng ấn bàn là nóng vào mặt sau 10 năm chịu bạo hành đến thân tàn ma dại, người phụ nữ làm cú "vùng lên" đau đớn để rồi tự đẩy mình vào tù,  - Ảnh 3.

Kiranjit Ahluwalia (thứ hai từ trái sang) ăn mừng sau khi được trả tự do.

Trong vòng vài tháng, tòa án đã bác bỏ cáo buộc giết người nhưng buộc cô tội ngộ sát với lý do giảm nhẹ trách nhiệm vì nhiều năm bị bạo hành. Kiranjit bị kết án ba năm rưỡi. Điều đó đồng nghĩa với việc Kiranjit được thả tự do ngay lập tức vì cô đã thi hành án xong khoảng thời gian đó.

Sau khi được ra tù, Kiranjit trở thành một nhà vận động chống lại nạn bạo lực gia đình. Năm 2001, cô vinh dự nhận được giải thưởng do Cherie Booth, phu nhân của Cựu thủ tướng Anh Tony Blair, trao tặng. Một số bộ phim tài liệu đã được phát trên truyền hình Anh đã kể lại câu chuyện của cô. 

Kiranjit đã viết cuốn tự truyện của mình. Năm 2007, một bộ phim có tên "Provoked", dựa trên câu chuyện của cô, được phát hành ở London với sự tham gia của nữ diễn viên người Ấn Độ Aishwarya Rai.

Bị chồng ấn bàn là nóng vào mặt sau 10 năm chịu bạo hành đến thân tàn ma dại, người phụ nữ làm cú "vùng lên" đau đớn để rồi tự đẩy mình vào tù,  - Ảnh 4.

Năm 2007, một bộ phim có tên "Provoked", dựa trên câu chuyện của Kiranjit, được phát hành ở London với sự tham gia của nữ diễn viên người Ấn Độ Aishwarya Rai.

Trường hợp của Kiranjit đã khiến các bác sĩ tâm thần hàng đầu ở Anh và Mỹ đưa ra khái niệm về "hội chứng phụ nữ bị đánh đập". Rối loạn tâm thần này xuất hiện khi một phụ nữ bị đánh đập tàn bạo suốt nhiều năm, có thể bao gồm tra tấn thể chất, bạo lực tình dục và lạm dụng tâm lý.

Kể từ năm 1993, trường hợp của Kiranjit khiến nhiều cơ quan có thẩm quyền phải xác định lại các khái niệm pháp lý về tự vệ, khiêu khích và giảm nhẹ trách nhiệm khi một người mắc "hội chứng phụ nữ bị đánh đập" đánh trả hoặc giết kẻ bạo hành mình.

Một số cảnh trong phim Provoked.

Ở Mỹ, bằng chứng về bạo lực gia đình nghiêm trọng được các tòa án chấp nhận là hành vi tự vệ. Tại Úc, cụ thể là bang Victoria, các nhà chức trách đã thay đổi luật cho phép nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình có quyền kháng cáo khi bị buộc tội giết người. 

Kể từ năm 1993, biện pháp bào chữa cho phụ nữ bị đánh đập được sử dụng trong nhiều trường hợp ở Anh, bao gồm cả các trường hợp đã tuyên án, để sửa chữa những "sai sót" của pháp luật.

Vào tháng 2 năm 2019, Tòa phúc thẩm Anh đã lật lại bản án giết người trong trường hợp của Sally Challen sau khi xuất hiện bằng chứng tâm thần mới về “kiểm soát cưỡng chế”, một thuật ngữ mà tòa án Anh sử dụng liên quan đến phụ nữ bị lạm dụng. 

Vào ngày 5 tháng 4 năm 2019, một phiên tòa xét xử đã công nhận cô Packiam Ramanathan không phạm tội giết người chồng bạo hành của mình. Cô chỉ phải chịu mức án 2 năm tù cho tội ngộ sát.

(Nguồn: The Dailystar)

Chia sẻ