Bị ho, đau họng kiểu này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua

HH,
Chia sẻ

Đây là khoảng thời gian trong năm mà những chứng bệnh như ho, hắt hơi, đau đầu do lo âu thái quá tìm đến chúng ta. Đôi khi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm hơn mà bạn cần nắm rõ.

Trong hầu hết mọi trường hợp đây chỉ là dấu hiệu của những bệnh nhẹ. Vậy làm thế nào để bạn biết được những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm hơn? Không ai muốn đến hỏi bác sĩ khi bản thân còn e ngại việc đó là không cần thiết, nhưng cũng có những lúc bạn nên tìm đến sự trợ giúp của y tế. 

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải tìm ra những căn bệnh nguy hiểm hơn ẩn sau những triệu chứng bệnh tưởng chừng vô cùng đơn giản này. Đến khi phát hiện và điều trị có thể đã quá muộn. Tiến sĩ Sarah Brewer là bác sĩ y khoa, một nhà dinh dưỡng và cũng là chuyên gia về trị liệu đã chỉ ra một số triệu chứng tưởng chừng đơn giản nhưng bạn không bao giờ được chủ quan bỏ qua:

Bị ho, đau họng kiểu này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 1.

Khó nuốt thường là biểu hiện liên quan đến viêm họng hoặc viêm amidan.

Khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy ăn không ngon miệng

Khó khăn khi nuốt thường là biểu hiện liên quan đến viêm họng hoặc viêm amidan. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên khó nuốt hoặc mức độ khó nuốt ngày càng tăng có kèm theo đau hoặc không đau hãy nói ngay với bác sĩ của bạn. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề gì đó trong cơ chế nuốt, họng hoặc thực quản gặp vấn đề nghiêm trọng hơn bạn tưởng.

Khó nuốt có thể là kết quả của nhiều căn bệnh khác nhau, trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác ngày càng tăng do cơ bắp thịt của chúng ta càng về già càng bị giảm đi. Điều này có thể khiến bạn khó uống một viên thuốc và là nguyên nhân phổ biến của việc không dùng thuốc thường xuyên theo lời nhắc của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết bạn gặp khó khăn khi nuốt để có thể kê toa thuốc dạng khác như dạng nước, tiêm…

Ngoài tuổi tác, khó nuốt có thể là hậu quả của các vấn đề thần kinh. Nếu cảm thấy luôn no bụng dù ăn rất ít, bạn sẽ cảm thấy thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, tiếp tục đảo thức ăn trở lại miệng… thì nguyên nhân thường do thực quản gặp vấn đề hay ung thư dạ dày cũng không thể loại trừ.

Bị ho, đau họng kiểu này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 2.

Ngoài tuổi tác, khó nuốt có thể là hậu quả của các vấn đề thần kinh.

Ho dai dẳng, hay thở dốc, thở ngắn

Vào thời điểm này trong năm, có vẻ như bạn chưa thể nào thoát khỏi những cơn ho và cảm lạnh tìm đến thường xuyên. Hầu hết, ho là triệu chứng có thể xuất hiện liên tục trong 3 tuần và không cần điều trị gì để tự khỏi. Nếu bạn bị ho dai dẳng hoặc thở ngắn, thở dốc, thở hổn hển, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Ho là triệu chứng đường hô hấp bị kích ứng, trong khi khó thở là biểu hiện cho thấy phổi của bạn không hoạt động tốt. Đây rất có thể là dấu hiệu của chứng bệnh hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, bệnh về phổi hoặc suy tim.

Cả hai triệu chứng này đều cần kiểm tra cẩn thận và kiểm tra ngay nếu bạn xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như đau ngực, ho ra máu, giảm cân hoặc thay đổi giọng nói, cổ sưng không lý do…

Ho thực chất là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp. Nếu ho trong 3 ngày không kèm các triệu chứng như: Đờm, máu mủ, khó thở, tức ngực, không sốt thì chỉ nên dùng thuốc ho bổ phế Nam Hà chớ nên lạm dụng kháng sinh. Đa phần các cơn ho đều bắt nguồn từ sự tổn thương của phế phổi. Vì thế khi bị ho cần những loại thảo dược bồi bổ phế phổi để điều trị từ gốc rễ của bệnh.

Bị ho, đau họng kiểu này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 3.

Vào thời điểm này trong năm, có vẻ như bạn chưa thể nào thoát khỏi những cơn ho và cảm lạnh tìm đến thường xuyên.

Nguyên nhân dẫn đến những cơn ho dai dẳng

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ho. Việc hít chất độc hại vào người gây ra những cơn ho có thể dẫn đến các chứng bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phổi và ung thư phổi.

Khác với việc hút thuốc, ho dai dẳng có thể do: Nhiễm trùng đường hô hấp lâu dài, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, Hen suyễn - đặc biệt nếu kèm theo thở khò khè, ngực và thở hụt hơi, Dị ứng ví dụ như nấm mốc và bọ ve, Co thắt phế quản khi đường hô hấp của phổi trở nên mở rộng bất thường, Chảy nước mũi - chất nhầy chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi, do viêm mũi hoặc viêm xoang, Trào ngược dạ dày thực quản – nơi cổ họng bị kích thích do rò rỉ axit dạ dày, Sử dụng một số thuốc theo toa - đặc biệt là chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin dùng để điều trị cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Hiếm khi ho dai dẳng có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư phổi, suy tim, tắc mạch phổi (cục máu đông trong phổi) hoặc bệnh lao.

Bị ho, đau họng kiểu này thì bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua - Ảnh 4.

Khác với việc hút thuốc, ho dai dẳng có thể do nhiễm trùng đường hô hấp lâu dài, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính...

Khàn giọng hoặc đau họng kéo dài hơn 3 tuần

Đau họng thường là kết quả của hiện tượng nhiễm virus rất phổ biến tại thời điểm này của năm, thường thì bạn không có gì phải lo lắng và hiện tượng sẽ biến mất sau 1 tuần bị bệnh. Nếu khàn giọng hoặc đau họng kéo dài hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ vì lúc này có thể bệnh do nhiễm khuẩn, cần được điều trị bằng kháng sinh.

Trong một số trường hợp, cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra các rối loạn miễn dịch (ví dụ như sản xuất bạch cầu bất thường) có thể gây nên đau họng kéo dài – đặc biệt nếu bạn bị sưng các tuyến vùng họng để loại trừ các bất thường ở tủy xương hay u hạch bạch huyết, ung thư máu…

(Nguồn: Dailymail)

Chia sẻ