Bị chồng tỷ phú phản bội, người phụ nữ này xử lý rất bình tĩnh, dùng khoản tiền khủng sau khi chia tài sản làm 1 việc "chấn động" hậu ly hôn
Đúng là có "mùi vị" của sự dằn mặt ở đây, cưới lần 2 phải hoành tráng hơn lần 1.
Ai đó đã nói rằng, nếu lấy được người chồng giàu có thì hãy xác định sự chung thủy của anh ta chỉ mỏng như tờ giấy. Và phụ nữ hoặc chấp nhận "sống chung với lũ" để "hưởng thụ" giàu sang, hoặc ra đi mà không 1 lời oán trách.
Nhưng người phụ nữ này không như thế, đối mặt với sự phản bội của chồng cho đến ngày ly hôn cô vẫn nhất quán 1 điều: Yêu bản thân.
Xử lý nhanh gọn khi biết chồng ngoại tình với đồng nghiệp nữ
Bita Daryabari là 1 doanh nhân nổi tiếng với tấm lòng nhân ái. Banafsheh Akhlaghi, một luật sư và cựu nhân viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế từng nhận xét về Bita: "Có nhiều người như Bita có quyền điều hành tài chính, nhưng có rất ít người sử dụng chúng như một phương tiện để thay đổi và mang lại lợi ích cho xã hội".
Một người bạn của Bita cũng cho biết: "Cô ấy luôn lên tiếng về những gì cô ấy cho là đúng, cho dù đó là chính trị thế giới, chính sách đối ngoại hay giáo dục".
Daryabari sớm thể hiện cá tính và bản lĩnh khi rời Iran năm cô 16 tuổi vì cô không chịu đeo khăn trùm đầu. Cha mẹ của Bita đã gửi cô đến sống với một người dì và chú ở St. Joseph, Missouri.
Năm 1991, cô kết hôn với Omid Kordestani. Khi đó anh ta chưa có gì trong tay, mãi đến 8 năm sau Omid giữ chức vụ Phó Chủ tịch Cấp cao về hoạt động kinh doanh và hiện trường Toàn cầu tại Google. Suốt hơn 10 năm chung sống, chẳng ai thấy họ có điều tiếng gì trên mặt báo. Bita cũng đã sinh cho Omid 2 đứa con kháu khỉnh.
Nhưng đến năm 2007, cuộc hôn nhân của họ có dấu hiệu rạn nứt. Được biết, Omid đã phải lòng cô đồng nghiệp tên Gisel Hiscock. Sau khi mọi chuyện vỡ lở, Bita và Omid đã chọn cách giải quyết trong hòa bình. Họ ly hôn mà Bita không 1 lần nào tố cáo hay nói xấu chồng cũ và kẻ thứ 3. Ai cũng nghĩ từ lâu tình cảm với chồng trong cô đã nguội lạnh hoặc bản chất cuộc hôn nhân ấy đã có vấn đề từ trước khi kẻ thứ 3 xuất hiện thì Bita mới cư xử "hiền lành" như vậy.
Năm 2008 cặp đôi chính thức ly hôn, Omid cũng tái hôn với Gisel. Có khá nhiều đồn đoán xung quanh con số mà Bita được nhận. Trang Iran Times đưa tin: "Kordestani được cho là sở hữu khối tài sản khoảng hơn 2 tỷ USD, không biết cuộc ly hôn khiến anh ta phải trả giá như thế nào nhưng Bita thì không đau khổ".
Cú "dằn mặt" nhẹ nhàng thâm thúy và bản lĩnh đàn bà hậu ly hôn
Ai cũng cảm thấy Bita đối mặt với đổ vỡ hôn nhân quá nhẹ nhàng. Người ta cho rằng có lẽ vợ của tỷ phú nào cũng vậy, tài sản sau ly hôn sẽ giúp họ xoa dịu những nỗi đau, mất mát. Nhưng nhìn cách Bita tiêu tiền của chồng cũ mới đáng nói.
1 năm sau ly hôn, vào tháng 1 năm 2009, Daryabari kết hôn với Reza Malek, một bác sĩ phẫu thuật nội mạch thần kinh có trụ sở tại San Jose, California.
Cô đã chi 1 con số khủng cho đám cưới xa hoa ở khách sạn Marquis Cabo San Lucas bằng một phần tiền giải quyết ly hôn. Julio Iglesias được mời làm ca sĩ đám cưới, phí biểu diễn riêng của anh ấy ước tính là 1 triệu đô la. Colin Cowie, người tổ chức sự kiện nổi tiếng đã thấy Tom Cruise, John Travolta, Jennifer Lopez và những người khác đều có mặt ở đám cưới đặc biệt này. Và một đầu bếp riêng đã bay từ New York để phục vụ sự kiện.
Ngoài ra, cặp đôi còn thuê máy bay riêng cho một số khách của họ đến dự đám cưới, kết thúc bằng bữa tiệc rượu tequila trên bãi biển nổi bật và rực rỡ với pháo hoa. Sau đám cưới, Bita cùng chồng mới ở trong căn phòng tổng thống trị giá 4.000 đô la (gần 100 triệu đồng) một đêm.
Qua cách tiêu tiền của Bita, người ta chợt thấy xót xa cho vị tỷ phú mất gần nửa gia sản vào tay vợ cũ. Đúng là có "mùi vị" của sự dằn mặt ở đây, cưới lần 2 phải hoành tráng hơn lần 1. Thậm chí Bita rất thoải mái công khai việc cô sử dụng tiền được chia sau ly hôn để tạo hạnh phúc mới cho riêng mình, không cần giữ ý, không cần vòng vo.
Sau ly hôn, Bita quyết định giữ im lặng trước mọi vấn đề liên quan đến cuộc hôn nhân đã qua, cô tập trung vào hoạt động từ thiện.
Daryabari nhận bằng khoa học máy tính tại Đại học Bang California tại Hayward và bằng thạc sĩ quản lý viễn thông tại Đại học Golden Gate. Cô rời ngành viễn thông sau nhiều năm gắn bó để tập trung chăm sóc 2 con.
Nhiều người cho rằng, 1 cô gái 16 tuổi mạnh mẽ, dứt khoát rời đất nước để phản đối sự thiếu công bằng với phụ nữ nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp với sự phản bội. Nhìn cách cô ấy ra đi để trở về phục vụ đất nước hết lòng khi đã trưởng thành, nhìn cách cô ấy biết chấp nhận 1 người đàn ông không còn yêu thương mình để buông bỏ, để tìm 1 hạnh phúc khác phù hợp hơn mới thấy, quan trọng là cách làm chứ không phải suy nghĩ.
Đau khổ và giận dữ là điều khó tránh khỏi với bất cứ ai bị phản bội, nhưng rồi phụ nữ hãy lắng lại mà ngẫm nghĩ, khi buông bỏ mà cả 2 cùng vui, cùng thanh thản thì đừng cố chấp. Hạnh phúc ở phía trước, luôn chờ ta nắm lấy.
Nguồn: Iran Times, Gawker