Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết?

Hạ Uyên,
Chia sẻ

Tác giả bài văn là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cũng đồng thời là thủ khoa toàn quốc khối D14.

Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, những thí sinh đạt điểm cao luôn được nhiều người quan tâm. Trong đó, thí sinh được điểm 9, 10 môn Văn lại càng nhận về nhiều sự ngưỡng mộ bởi đây là một môn học hết sức đặc thù, muốn đạt được điểm tối đa, thí sinh cần phải có cảm xúc thực sự khi làm bài. Cùng đó, sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 1.

Các sĩ tử 2k3 vừa trải qua kỳ thi THPT năm 2021. Ảnh: Trần Bảo Ân.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ghi nhận bài văn đạt điểm 10 đầu tiên từ nam sinh xứ Quảng, Đặng Văn Quang. Tuy nhiên mới đây, bài văn đang được dân tình chia sẻ rầm rộ cùng nhiều ý kiến bình luận trái chiều lại là bài phân tích tác phẩm "Sóng" của một thủ khoa kỳ thi năm ngoái - 2020.

Với văn phong mượt mà, nội dung sâu sắc và nền kiến thức rộng - đặc biệt kiến thức về triết học - bài văn được nhiều người đánh giá cao. Song bên cạnh đó, một luồng ý kiến khác cho rằng, bài văn quá lạm dụng ngôn từ hàn lâm, nhiều lí luận, khuôn sáo, suy diễn... làm mất đi vẻ đẹp nhẹ nhàng, trong sáng vốn dĩ trong tác phẩm này của cố thi sĩ Xuân Quỳnh.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 2.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 3.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 4.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 5.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 6.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 7.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 8.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 9.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 10.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 11.

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" năm 2020. Nguồn: Võ Lập Phúc

Được biết tác giả bài văn là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cũng đồng thời là thủ khoa toàn quốc khối D14. Nam sinh từng cho biết, những văn phong và cách thức dụng ngôn từ rất riêng, rất lạ của mình là nhờ đọc nhiều sách, đặc biệt là nhiều bộ sách về triết luận từ thời trung học cơ sở. Năm học lớp 10, nam sinh đã đọc xong cuốn Tư bản luận của Các Mác cả tiếng Anh lẫn Việt.…

Một số ý kiến về bài văn từ cộng đồng mạng:

"Bài này viết theo kiểu một góc nhìn, phân tích khác thôi. Và bạn ấy đạt thủ khoa của năm ngoái, mình nghĩ bạn ấy làm lại đề này để tiếp cận theo một cách khác, cùng kiểu mổ xẻ đa chiều chứ không phải theo kiểu để đi thi tốt nghiệp. Bạn ấy sử dụng những cụm từ mà một người trưởng thành, từng trải cũng phải đọc đi đọc lại. Câu từ và lập luận chững chạc và là 1 người rất chỉn chu ở tuổi mới qua 18. Xứng đáng có 1 điểm số đẹp!".

"Một là bạn ấy rất giỏi. Hai là bạn ấy có kiến thức tốt, chắc chắn là người đọc nhiều. Ba là bạn ấy hơi phức tạp hóa vấn đề. Bốn là phần nhập đề bạn ấy xoáy rất sâu vào "nền tảng", nhưng cả bài sau đó không nói thêm gì về "nền tảng".

Mình nghĩ Xuân Quỳnh không nghĩ tình yêu nó lại phải phân tích hàn lâm thế đâu. Tình yêu và nỗi nhớ nó đơn giản như tất cả phụ nữ ở mọi tầng lớp xã hội khi đã chọn được tình yêu của đời mình thì ăn ngủ nghỉ, mọi lúc đều nghĩ đến đối phương thôi. Đề hỏi về "cảm nhận". Mình mong đọc được bài văn cảm xúc chứ không phải là một bài phê bình văn học".

Bài phân tích tác phẩm "Sóng" của thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT viết gì mà khiến dân tình nổ ra cuộc tranh luận không hồi kết? - Ảnh 12.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Bên cạnh đó, có ý kiến nhận xét, thực ra nhiều người không thích là vì đây là văn học thuật, dùng nhiều từ Hán Việt nên cảm giác trang trọng. Còn đánh giá về mặt năng lực tư duy trừu tượng và năng lực diễn đạt ngôn ngữ thì một bài văn như thế này được đánh giá cao là đương nhiên.

"Các bạn nhỏ đọc nhiều, được hướng dẫn tốt thì tầm lý luận cũng nâng lên rất nhiều và việc viết được thế này hoàn toàn là có thể. Ngoài ra mọi người nên có sự phân biệt giữa lý luận văn chương (học thuật) với một bài cảm nghĩ đơn thuần. Bài cảm nghĩ thì đơn giản, đại chúng, cơ mà học đến lớp 12 rồi, nếu thực sự mạnh về ngôn ngữ và văn học thì không thể chỉ viết những điều đơn giản, mướt tai và thiếu độ sâu trong tư duy được", một người nhận xét.

Hiện bài phân tích này vẫn đang được cư dân mạng chia sẻ và tranh luận sôi nổi. Còn bạn, bạn nghĩ bài văn này xứng đáng được bao nhiêu điểm?

Chia sẻ