Bà nội định mang quà biếu giáo viên để cháu được ưu ái, cậu bé nói 1 câu khiến bà thay đổi, ai nấy đều khen: Nhỏ tuổi mà chững chạc
Câu nói chững chạc của cậu bé sẽ khiến không ít người lớn phải xấu hổ, tự suy ngẫm lại.
Mọi ông bố bà mẹ khi cho con đi học đều có chung một nỗi lo lắng. Đó là liệu con có hòa nhập được với trường lớp, rồi con có bị bạn bè hay thầy cô giáo bắt nạt, đối xử bất công.
Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh quyết định đi "cửa sau", đến gặp và tặng quà cho giáo viên để mong con mình được ưu ái hơn ở trên lớp. Đây là một tư tưởng vô cùng xấu và sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Chẳng hạn như việc giáo viên có thể tiếp tục vòi vĩnh quà cáp, hay trẻ nhỏ sẽ bị tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ tiêu cực về các mối quan hệ trong xã hội.
Tuy nhiên, may mắn là không phải đứa trẻ nào cũng hùa theo và bị ảnh hưởng bởi những hành vi xấu của người lớn.
Có những đứa trẻ tuổi còn nhỏ nhưng đã có những suy nghĩ rất chín chắn, trưởng thành, đến mức chính người lớn chúng ta cần phải học theo.
Và đứa trẻ trong câu chuyện này là một ví dụ!
Một ông bố đã kể lại câu chuyện của chính con trai mình. Theo đó, cậu con trai năm 15 tuổi thi đỗ vào trường cấp 3 danh tiếng với điểm số xuất sắc. Khi họ hàng đến chơi và chúc mừng thì có gợi ý gia đình nên đến nhà tặng quà và biếu cô giáo tiền.
Người bà nội nghe xong thì gật gù thấy có lý và định chuẩn bị tiền để biếu cô giáo. Cậu bé sau khi biết được việc này liền hỏi:
"Bà nội ơi, cháu nghe nói bà định đưa tiền cho cô giáo cháu ạ?".
"Ừ đúng rồi. Làm vậy thì giáo viên sẽ quan tâm, chú ý đến cháu hơn".
"Cháu chưa từng nghe nói giáo viên sẽ quan tâm đến cháu vì việc này".
"Cháu còn nhỏ thì hiểu sao được. Giờ bố mẹ cháu không ở nhà, cái này cứ để bà quyết".
"Bà nội ơi, bà thật sự sẽ đưa tiền cho cô giáo ạ?", cậu bé vẫn cố gặng hỏi.
"Đương nhiên là thật rồi, bà chuẩn bị rồi, ngày mai bà sẽ tự mình đi đưa".
Lúc này cậu bé không hỏi nữa mà đột nhiên nặng lời: "Bà nội, nếu ngày mai bà đi thật thì cháu sẽ không đi học nữa. Bà làm như vậy là một sự sỉ nhục đối với giáo viên của chúng cháu, thầy sẽ không nhận đâu ạ! Đến khi đó sẽ chỉ khiến cháu mất mặt với bạn bè thôi ạ".
"Thằng bé này sao lại không nghe lời vậy? Bà làm vậy là tốt cho cháu, sợ cháu chịu thiệt thòi!".
Đến lúc này, cậu bé mới dịu giọng: "Bà ơi, cháu biết là bà thương cháu. Nhưng bà phải tin tưởng cháu, tin cháu nội của bà có thực lực, không cần tặng quà thì giáo viên vẫn sẽ thích cháu ạ".
Cuối cùng, bà nội bị cậu bé nói đùa thêm vài câu cho vui lên và thay đổi quyết định, không đi tặng quà cho giáo viên nữa. Lúc bố mẹ cậu bé về, biết được câu chuyện đã vô cùng tán dương con trai.
Thế mới thấy, dạy con là phải uốn nắn tư tưởng thật sớm. Nếu ngay từ nhỏ, trẻ đã có tư tưởng luồn cúi, "đi cửa sau" thì sau này trưởng thành khó mà thành người quang minh lỗi lạc, có ích cho xã hội.