Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc?

Quang Vũ,
Chia sẻ

Dù con có trưởng thành như thế nào, trong mắt cha mẹ con vẫn là một đứa trẻ. Vậy nên, việc “buông tay” để con tự bước đi, để tự ngẫm ra những bài học quý giá về lòng dũng cảm và quyết tâm không bỏ cuộc vẫn còn là điều khá lạ lẫm với các bậc cha mẹ Việt Nam.

Thích sắp đặt mọi việc cho trẻ, mà không để trẻ tự do trải nghiệm cũng chính là một cách dạy chưa thật sự phù hợp của các bậc phụ huynh. Vậy nên bắt đầu từ đâu, như thế nào để dạy trẻ có được lòng dũng cảm, ý chí không bỏ cuộc trong xã hội hiện đại này?

1. Cho con không gian riêng 

Việc tạo thói quen cho bé từ nhỏ đối diện với "bóng tối" sẽ làm trẻ cứng cáp và mạnh mẽ hơn trước những nỗi sợ trong tương lai. Cho trẻ không gian riêng khi ngủ, trẻ sẽ có ý thức độc lập và tập giữ sự bình tĩnh khi đối diện với những nỗi sợ từ những cơn ác mộng. Khi trẻ đã có thể vượt qua những nỗi sợ nhỏ, trẻ sẽ có thể kiên cường đối mặt với những thử thách lớn hơn khi trẻ trưởng thành.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 1.

Cho trẻ không gian riêng còn thể hiện ở việc hãy cho trẻ không gian "làm người lớn". Đó là khi mẹ nhờ bé tự đi siêu thị mua đồ, khuyến khích trẻ giúp đỡ cha mẹ qua những việc nhà như rửa chén, dọn dẹp,… để bé không ỷ lại. "Dũng cảm" là khi trẻ có thể làm những việc phù hợp với tuổi của mình và không bỏ cuộc trước những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu. Bạn cũng đừng quên để trẻ tự sắp xếp thời gian biểu trong ngày, tự dọn dẹp phòng riêng, quần áo sách vở cho mỗi ngày mới vì tự lập chính là bước đệm cho mọi bài học dũng cảm.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 2.

Thông qua việc tiếp xúc, giao tiếp với người lạ, trẻ cũng sẽ học được cách ứng xử, trở nên nhanh nhẹn hơn trong mọi tình huống.

2. Khuyến khích trẻ độc lập suy nghĩ, dũng cảm đặt câu hỏi 

Trẻ quá dựa dẫm vào cha mẹ, hay bị la mắng sẽ hình thành tâm lý sợ sệt, không dám chủ động trong mọi việc. Vậy nên, ở bất cứ tình huống nào cha mẹ cũng cần để cho trẻ nói lên tiếng nói của mình, như việc đóng góp ý kiến vào những vấn đề quan trọng của cả nhà, hay để trẻ tự nghe điện thoại để chuyển máy cho những người thân.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 3.

Tại trường, cha mẹ cũng hãy khuyến khích trẻ tham gia phát biểu trên lớp, mạnh dạn đưa ra thắc mắc với thầy cô giáo khi không hiểu bài hay ý kiến khi có vướng mắc với bạn bè.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 4.

Rèn luyện thói quen suy nghĩ để tự giải quyết vấn đề, tư duy phản biện sẽ giúp trẻ dũng cảm đối mặt với khó khăn, sáng tạo trong suy nghĩ.

3. Đưa ra khó khăn để trẻ tự trải nghiệm

Đôi lúc cha mẹ cũng cần tạo nên những tình huống để những bài học về lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, không bỏ cuộc của trẻ được tôi luyện mỗi ngày, chứ không chỉ thông qua sách vở.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 5.

Mỗi ngày cha mẹ có thể đưa ra cho bé một số thử thách. Đó có thể là giải một câu đố, cùng chơi vật tay, cùng nhảy dây đá cầu, cùng tạo ra những món ăn đơn giản để trẻ có mục đích phấn đấu hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.

Thỉnh thoảng, vào những dịp đặc biệt bạn cũng có thể cho trẻ chơi những trò chơi sinh tồn như Escape room, các hoạt động ngoại khóa mùa hè như Trại hè năng lượng MILO, công viên giải trí trong nhà như leo lúi,… để trẻ vượt qua những e ngại, bỡ ngỡ ban đầu, trở nên dạn dĩ, cởi mở, mạnh dạn hơn. Đây cũng là cách để trẻ khám phá những môn thể thao mới mẻ.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 6.

Chỉ khi tự khám phá niềm vui từ những hoạt động thiết thực trẻ mới có thể tự lập, chiến thắng nỗi sợ hãi, có được trải nghiệm cuộc sống trong thế giới của mình.

4. Cho con tập luyện thể thao

Quan trọng hơn cả, việc cho bé tiếp xúc với thể thao từ sớm là cách hiệu quả nhất giúp trẻ rèn được lòng dũng cảm, ý chí không bỏ cuộc khi đối diện với khó khăn trong cuộc sống.  

Nếu trẻ có hứng thú với những môn thể thao đồng đội hãy cho con giao lưu, thi đấu bóng đá, bóng rổ... để con được cọ xát năng lực, biết dũng cảm vượt qua những đối thủ, cùng đồng đội quyết tâm, bền bỉ thực hiện mục tiêu.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 7.

Những hoạt động thể thao như Giải Bóng đá Học đường Cúp MILO, Giải Aerobic Toàn quốc,… là nơi để trẻ làm quen bạn mới, đồng thời cũng là nơi để trẻ dũng cảm, quyết tâm theo đuổi đam mê.

Và tất nhiên, thể thao không chỉ có bóng đá, bóng rổ. Nếu con bạn sợ nước và sợ lạnh thì việc cho con tập bơi cũng là cách để trẻ dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi "đường đua xanh". Qua mỗi buổi tập, trẻ sẽ dần làm quen với môn bơi lội, dũng cảm, bền bỉ vượt qua những giới hạn của bản thân, và những nỗi sợ trước kia của trẻ sẽ không còn nữa.

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 8.

Để trẻ có thể rèn luyện những đức tính đáng quý và lớn lên từ thể thao, điều đó đòi hỏi thời gian luyện tập dài hạn và liên tục. Vậy nên, song song với việc học tập, cha mẹ có thể cho con tham gia các chương trình thể thao học đường thông qua các câu lạc bộ tại trường như lớp võ vovinam, lớp bóng rổ…

Làm thế nào để dạy con dũng cảm và không bỏ cuộc? - Ảnh 9.

Qua mỗi buổi tập luyện với thầy cô và bạn bè, trẻ có thể trở về nhà với những xây xát, chấn thương trong lúc tập, nhưng tất cả sẽ đổi lại hình ảnh con cứng cáp, mạnh mẽ hơn từng ngày và không bỏ cuộc trước những khó khăn, chướng ngại.

Với mỗi độ tuổi khác nhau, cha mẹ sẽ có những cách dạy con khác nhau. Nhưng dù là ở giai đoạn nào, thể thao cũng là một người thầy tuyệt vời đồng hành trong mọi hành trình của trẻ để câu chuyện về lòng dũng cảm và ý chí không bỏ cuộc sẽ theo trẻ đến tận khi trưởng thành. 

"Thể thao là một người thầy tuyệt vời", bởi vì thông qua thể thao, trẻ có thể học được những giá trị sống đáng quý như tinh thần đồng đội, sự bền bỉ, lòng quyết tâm và niềm đam mê, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống và trở thành "nhà vô địch" thật sự. Đó chính là niềm tin của Nestlé MILO.

Với niềm tin ấy, từ năm 2016, Nestlé MILO đã hợp tác với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao triển khai chương trình "Năng Động Việt Nam" (Đề án 641), nhằm xây dựng thế hệ trẻ em Việt Nam năng động và khỏe mạnh.


Chia sẻ