Bà mẹ tổ chức sinh nhật cho con, đứa trẻ đang háo hức, thấy bánh sinh nhật liền khóc thét: Đến mức này thì quá ĐÁNG TRÁCH rồi
Áp lực thực sự là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt thì có thể thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh, tuy nhiên nếu sử dụng bừa bãi có thể gây ra một vòng luẩn quẩn khiến các em chán ghét học tập.
Đứa trẻ nào hầu như cũng mong chờ ngày sinh nhật. Bánh kem, quà tặng, tất cả đều làm tăng thêm sự háo hức của các em đối với ngày đặc biệt của mình. Tuy nhiên, một học sinh 11 tuổi ở Giang Tô, Trung Quốc đã không có được niềm vui và hạnh phúc trong bữa tiệc sinh nhật năm nay. Tất cả xuất phát từ chiếc bánh kem sinh nhật được mẹ tặng.
Một phụ huynh đã đăng tải video đứa trẻ đang ngồi khóc trên ghế, trước mặt là chiếc bánh sinh nhật chúc mừng tròn 11 tuổi.
Ban đầu, người mẹ này vốn dĩ muốn đặt một chiếc bánh kem kiểu Pikachu nhưng cuối cùng đã thay đổi ý định. Chiếc bánh trông rất độc đáo, nhưng chính phần trang trí là những cuốn sách giáo khoa của nhiều môn học, còn có dòng chữ "Trái đất sẽ không bị phá hủy, con phải làm bài tập về nhà" khiến đứa trẻ khóc thét.
Người mẹ giải thích, vốn dĩ thấy học sinh đang đến gần kỳ thi cuối cấp nên muốn tạo động lực học tập chăm chỉ, thi tốt. Sách giáo khoa trên bánh cũng chỉ là phần kem tạo hình. Không ngờ sau khi nhìn thấy chiếc bánh này đứa trẻ lại có phản ứng dữ dội như vậy.
Clip cũng bị cư dân mạng chỉ trích. Họ cho rằng, mong con thành rồng, thành phượng là điều dễ hiểu, nhưng không nên như thế này. Việc học là cả đời, không chỉ trong 1 ngày. Và ngoài học hành, tụi nhỏ cũng cần được vui vẻ, hạnh phúc.
"Nếu ngày sinh nhật của mẹ mà tôi đặt chiếc bánh có biểu tượng giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp, mẹ sẽ cảm thấy thế nào"; "Người ta nói trời đánh còn tránh bữa ăn huống gì đây là ngày sinh nhật một năm mới có 1 lần. Bà mẹ này đáng trách quá rồi"; "Tưởng vậy là hiểu biết lắm nhưng kỳ thực quá áp lực với con mình"..., nhiều người để lại bình luận.
Người ta thường nói tuổi thơ hạnh phúc có thể chữa khỏi bất hạnh cả đời, ngược lại, tuổi thơ bất hạnh đòi hỏi phải dành cả cuộc đời mới có thể chữa lành. Áp lực thực sự là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt thì có thể thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Tuy nhiên nếu sử dụng bừa bãi có thể gây ra một vòng luẩn quẩn khiến học sinh chán ghét học tập, điều tốt biến thành điều xấu.
Học hành và nghỉ ngơi nên được tách bạch rõ ràng. Có thể hiểu, việc đôn đốc học sinh thuộc trách nhiệm giáo dục của cha mẹ, nhưng cha mẹ phải có ranh giới rõ ràng trong quá trình giáo dục. Khi con học, hãy để con chăm chỉ học và đừng khiến con bị phân tâm. Khi con đang chơi, đừng lúc nào cũng nói về việc học.
Thứ hai, phụ huynh phải tôn trọng con cái của mình. Những điều đã hứa thì phải thực hiện, người lớn có thể cho rằng đó chỉ là một trò đùa gây cười, nhưng ở vị trí học sinh thì chúng có thể nghĩ khác.
Muốn con cái cải thiện điểm số, cha mẹ nên động viên, giúp con nắm vững phương pháp học đúng đắn chứ không phải truyền thông điệp một cách cứng nhắc thế này.