8 điều chị em cần ghi nhớ để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa và ngăn chặn nếu chị em thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên và đi khám đúng định kì.
Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng ngừa và ngăn chặn nếu chị em thực hiện các xét nghiệm tầm soát thường xuyên và đi khám đúng định kì. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỉ lệ chữa trị thành công cũng rất cao.
Để có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, bạn cần nắm được các thông tin sau đây:
1. Virus gây bệnh: Hầu như tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung được gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV).
2. Xét nghiệm: Có hai hình thức xét nghiệm được áp dụng thường xuyên nhất hiện để ngăn chặn và phát hiện ung thư cổ tử cung. Đó là: Xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV.
- Xét nghiệm Pap (còn được gọi là Pap smear): Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện những thay đổi trong tế bào ở cổ tử cung và cho biết những thay đổi này có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung hay không nếu không được điều trị. Xét nghiệm này có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, giúp điều trị có hiệu quả nhất. Xét nghiệm Pap là một trong những xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy và hiệu quả nhất cho đến nay.
- Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này giúp phát hiện các loại vi khuẩn gây ra những thay đổi trong tế bào ở cổ tử cung.
3. Thời điểm bắt đầu xét nghiệm Pap: Bạn nên hình thành thói quen làm các xét nghiệm Pap từ khi 21 tuổi hoặc trong 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên (nếu bạn có quan hệ tình dục sớm). Duy trì thói quen xét nghiệm Pap thường xuyên, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã quá tuổi để có em bé hoặc không còn quan hệ tình dục nữa.
4. Đi khám phụ khoa thường xuyên: Trong quá trình khám phụ khoa, hãy đảm bảo bác sĩ có kiểm tra khung chậu của bạn để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ.
5. Chủng ngừa HPV đầy đủ: Một số loại vaccine có thể ngăn ngừa 4 hình thức lây nhiễm HPV, bao gồm cả những vi khuẩn gây bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn được loại vaccine thích hợp với mình.
6. Không hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì nó tăng nguy cơ và tốc độ viêm nhiễm trong cơ thể.
7. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Dùng bao cao su là biện pháp duy nhất có tác dụng kép: tránh thai và phòng tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
8. Giới hạn số bạn tình: Chỉ nên quan hệ tình dục với một đối tác và chắc chắn anh ấy không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.
Lưu ý:
- Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm HPV nếu bạn bắt đầu có quan hệ tình dục ở độ tuổi quá trẻ; bạn hoặc "đối tác" của bạn có nhiều bạn tình.
- Đi khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nếu kết quả xét nghiệm của bạn là không bình thường.
- Ung thư cổ tử cung thường không có dấu hiệu và triệu chứng cụ thể, dấu hiệu phổ biến nhất là chảy máu bất thường (chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ tình dục) hoặc dịch âm đạo bất thường.
- Các xét nghiệm HPV có thể được sử dụng để sàng lọc cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, hoặc cho những người có kết quả xét nghiệm Pap không chắc chắn.
- Nếu bạn trên 65 tuổi và đã có kết quả xét nghiệm Pap liên tục trong một vài năm, hoặc nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung thì bạn không cần xét nghiệm Pap thường xuyên.
- Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
- Thuốc chủng ngừa HPV không bảo vệ, chống lại tất cả các loại virus HPV gây ung thư cổ tử cung.
(Nguồn: WikiHow)