8 câu hỏi lớn về thói quen đại tiện, đọc đến câu 4 sẽ biết ngay tư thế đi cầu tốt nhất

Hồng Quân,
Chia sẻ

Đại tiện không phải là vấn đề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ và thói quen này thực sự có thể phản ánh sức khỏe của bạn.

Những gì cuối cùng còn sót lại trong đường ruột sau quá trình tiêu hóa là phân. Chúng được cơ thể thải ra sau khi bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống.

d

Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc thường gặp về thói quen đi ngoài và câu trả lời từ các chuyên gia:

1. Đại tiện ngay sau khi ăn liệu có bình thường?

Lisa Ganjhu, bác sĩ, giáo sư chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế NYU Langone giải thích, đây không phải là vấn đề nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động siêu hiệu quả. Trên thực tế, đi ngoài ngay sau khi ăn là hiện tượng thường thấy ở trẻ em và đôi khi người lớn cũng có thể gặp phải.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn như đậu lăng, rau và ngũ cốc nguyên cám. Felice Schnoll-Sussman, chuyên gia y khoa giám đốc Trung tâm sức khỏe Jay Monahan tại New York-Presbyterian cho biết, đại tiện sau khi ăn là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu phân ở dạng lỏng, mùi hôi, bạn có thể đang gặp vấn đề về hấp thụ chất béo tốt hoặc mắc tiêu chảy.

2. Không đại tiện mỗi ngày có ổn không?

d2

Mọi người cần bổ sung nhiều chất xơ hơn nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.

Theo chuyên gia Schnoll-Sussman, bạn không nhất thiết phải đi ngoài mỗi ngày một lần. Nhìn chung, nếu bạn cảm thấy không khó chịu, tần suất đại tiện không phải là vấn đề lớn.

Mọi người cần bổ sung nhiều chất xơ hơn nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Hãy tới bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn bị đau bụng thường xuyên hoặc gặp khó khăn khi đi ngoài trong thời gian dài.

3. Đại tiện thường xuyên là hiện tượng tốt hay không?

Đây là dấu hiệu bạn đang sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mọi người có thể đi ngoài vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng các chuyên gia nhận thấy điều này rất phổ biến vào buổi sáng.

Hầu hết chúng ta đều tiêu thụ nhiều thực phẩm vào vào bữa tối. Vì vậy, khi bạn thức dậy, cơ thể đã sẵn sàng để loại bỏ những gì còn sót lại sau quá trình tiêu hóa thức ăn ra ngoài.

4. Liệu có tư thế "đi cầu" hiệu quả?

Ngồi sai tư thế cũng làm giảm áp lực trong đường ruột, khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình đại tiện. Khoa học đã chứng minh, tư thế ngồi thông thường không đem lại hiệu quả bằng tư thế ngồi xổm. Vị trí này có khả năng kích thích trực tràng, hỗ trợ phân đi ra ngoài nhanh chóng mà không cần nhiều áp lực.

5. Cà phê thúc đẩy chuyển động của đường ruột?

Không ít người tỏ ra băn khoăn khi nhắc đến công dụng bất ngờ này của cà phê. Bác sĩ Ganjhu cho biết, cafein kích thích ruột, khiến bộ phận này co thắt lại tạo áp lực đẩy phân ra ngoài. Do đó, uống cà phê buổi sáng mà không đi ngoài sau đó là hiện tượng khá bất thường.

d3

Uống cà phê buổi sáng mà không đi ngoài sau đó là hiện tượng khá bất thường.

6. Đi ngoài nhiều trong chu kỳ?

Những ngày "đèn đỏ" thường đi kèm với các cơn đau bụng, đầy hơi và thậm chí tiêu chảy. Bác sĩ Ganjhu giải thích, hiện tượng này có liên quan đến hormone. Các hormone cơ thể tiết ra trong chu kỳ kích thích tử cung co bóp và đôi khi chúng xâm nhập vào ruột gây co thắt. Đi ngoài ra phân lỏng là vấn đề thường gặp của không ít phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

7. Mắc táo bón khi đi du lịch là bình thường?

Chuyên gia Schnoll-Sussman cho biết, chỉ cần ngồi trên máy bay vài giờ cũng đủ để làm ruột của bạn khó có thể chuyển động. Sự chênh lệch áp suất khí quyển vô tình khiến cơ thể lấy đi lượng nước trong phân.

Mất nước càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dành tất cả thời gian ở bãi biển hoặc đi chơi mà quên bổ sung chất lỏng. Không những vậy, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu mỡ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

d4

Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu mỡ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

8. Đại tiện mất bao lâu là bình thường?

Mọi thứ đều bình thường nếu tất cả kết thúc trong khoảng 5- 20 phút. Bạn không cần quá bận tâm vì cơ thể biết khi nào cần dừng lại. Tuy nhiên, nếu quá trình đại tiện mất nhiều thời gian và bạn cảm thấy căng thẳng khó chịu, hãy tới gặp bác sĩ tiêu hóa để được tư vấn.

(Nguồn: Pre)

Chia sẻ