6 kiểu sử dụng dầu dừa khiến việc chăm sóc sức khỏe của bạn tan thành mây khói

Linh Doan,
Chia sẻ

Quả thực dầu dừa có tác dụng không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn có thể tùy ý sử dụng chúng theo những gì mình thích.

Dầu dừa có thể chữa mọi thứ - theo như những gì một số người nghĩ. Ngoài công dụng trong nấu ăn, dầu dừa còn được cho là có tác dụng phòng chống lại một số loại bệnh như Alzheimer hay tiểu đường.

Nhưng có thật rằng dầu dừa có những tác dụng thần kỳ như vậy không? Câu trả lời là chưa chắc. Một nghiên cứu gần đây của nhật báo New York Times cho thấy, gần 72% dân số Mỹ nghĩ rằng dầu dừa có tác dụng tốt cho sức khỏe, trong khi chỉ có 37% chuyên gia đồng ý như vậy.

Dưới đây là 6 kiểu sử dụng dầu dừa khiến việc chăm sóc sức khỏe của bạn tan thành mây khói:

tác hại của dầu dừa

Trong trường hợp bạn đang muốn giảm cân

Mỗi lần bước lên cân là một lần lo lắng. Có người sẽ mách bạn sử dụng dầu dừa thay vì dùng các loại dầu chứa nhiều chất béo khác. Nhưng thực sự hiệu quả mang lại không nhiều. Tác giả cuốn Ăn kiêng mỗi ngày, Keri Gans, cho biết rằng dầu dừa chứa nhiều calorie. Mỗi thìa dầu dừa chứa khoảng 117 calo, tương đương với một thìa dầu ôliu.

Đương nhiên, vậy không có nghĩa là bạn không nên sử dụng dầu dừa. Chỉ cần không quá lạm dụng hay dùng quá nhiều. Kể cả với dầu dừa đã tinh luyện - loại dầu này thường có ít vị dừa hơn - cũng chứa một lượng calo không nhỏ.

Dùng nhiều trong mỗi bữa ăn

“Cái gì nhiều quá cũng không tốt”. Sử dụng dầu dừa cũng vậy. Trên 12 g thìa dầu dừa có thể gây bão hòa lượng chất béo. Từ gây ra các tác dụng không tốt với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hay huyết áp cao. Thật vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế lượng chất béo bão hòa hấp thụ vào cơ thể.

Sử dụng thay kem đánh răng

Đã bao giờ bạn thấy người khác súc miệng bằng dầu thay vì đánh răng chưa? Liệu pháp này nằm trong liệu pháp y học cổ xưa có tên Ayurvedic. Họ cho rằng súc miệng bằng dầu có thể giúp vệ sinh răng miệng và làm thơm mát hơi thở. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không cho như vậy là đúng. Các nghiên cứu trên Tạp chí Nha khoa Nhi cho chúng ta biết rằng nước súc miệng chứa florit và thảo dược có thể làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng. 

Tuy nhiên với dầu dừa lại không có tác dụng này. Nếu không có bàn chải đánh răng, ít nhất hãy súc miệng với cái gì đó (nước cũng là một lựa chọn tốt) không phải là dầu dừa.

tác hại của dầu dừa

Trường hợp bạn có vết thương hở 

Phải rất cẩn trọng khi bôi dầu dừa lên cơ thể khi có vết thương chưa khép miệng. Bác sĩ y khoa Joshua Zeichner, trưởng khoa da liễu thuộc bệnh viện Mount Sinai thành phố New York. “Chỉ nên thoa dầu lên vùng da không tổn thương”. Nếu tiếp xúc trực tiếp với các vết xước, vết cắt hay vết thương hở, dầu dừa có thể gây dị ứng, ngứa rát, nổi mẩn đỏ...

Thay thế kem chống nắng

Quả thực dầu dừa có tác dụng không nhỏ trong việc ngăn ngừa tia cực tím. Nhưng không vì thế mà sử dụng thay kem chống nắng. Nếu bạn muốn giữ độ ẩm, hãy bôi kem chống nắng lên cơ thể. Tuy nhiên hãy nhớ rằng sử dụng loại kem quang phổ rộng (chống cả tia UV bước sóng ngắn lẫn bước sóng dài). Đừng quên thoa lại sau mỗi 2 tiếng.

tác hại của dầu dừa

Nấu ở nhiệt độ cao

“Nhiều người không nhận ra rằng dầu dừa chưa tinh chế có điểm bốc khói khá thấp, chỉ khoảng 150 – 200 độ C. Trong khi với dầu đã tinh chế thì điểm này lên tới 250 độ C”. Chính vì vậy nên chọn lựa cẩn thận trước khi đun nấu. Dầu chưa tinh chế chỉ nên sử dụng đun nấu ở nhiệt độ thấp hay xào nhanh. Còn khi nướng, chiên hay nấu ở nhiệt độ cao, dầu đã tinh chế là lựa chọn thích hợp hơn.


(Nguồn: Prevention)
Chia sẻ