5 điều chị em cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

N. Diệp,
Chia sẻ

Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu), chị em nên tham khảo 5 vấn đề có liên quan dưới đây.

Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu trong tuần trăng mật. Lý do tại sao? Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng, thời điểm này, các cặp đôi "yêu" với tần suất tăng lên nên nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cũng cao hơn.
 
Khi bị viêm đường tiết niệu, chị em thường có cảm giác nóng rát bên trong, đau khi đi tiểu... Tuy nhiên, chị em thường chịu đựng và bỏ qua những khó chịu này vì không nghĩ rằng đó là biểu hiện bệnh.
 
Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường tiết niệu, chị em nên tham khảo 5 vấn đề dưới đây.
 
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì và nguyên nhân do đâu?
 
Hầu như chị em nào cũng từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Nó chủ yếu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào bàng quang, thận hoặc ống dẫn tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng lây lan đến thận, nó có thể làm chết người.
 
Vì niệu đạo của người phụ nữ ngắn hơn của đàn ông nên vi khuẩn dễ xâm nhập tới tử cung và di chuyển sâu vào bên trong cơ thể. Âm đạo của người phụ nữ có thể chống được vi khuẩn để tránh nhiễm trùng nhưng nếu niệu đạo không được bảo vệ trong những ngày có hoạt động tình dục thì sẽ dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.
 
 
2. Ai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
 
Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao:
 
- Phụ nữ có sinh hoạt tình dục
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc có hệ miễn dịch kém
- Khoảng 5% phụ nữ trong nhóm tuổi 25-40 cũng có thể phát triển sỏi trong thận nên dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu
- Phụ nữ thừa cân
- Ngoài ra, những chị em uống ít nước, cơ thể thiếu muối hoặc vệ sinh cá nhân kém cũng có nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và nhiễm trùng đường tiểu.
 
3. Mối quan hệ giữa mang thai và nhiễm trùng đường tiểu là gì?
 
Lúc bắt đầu thai kỳ, chị em có thể gặp phải nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu. Các yếu tố này có thể là:
 
- Kích thích tố có thể tạo ra sự thay đổi trong đường tiết niệu, gây thêm áp lực cho bàng quang, làm cho nước tiểu khó đi qua thận
 
- Khi tử cung phát triển, ép vào bàng quang khiến bàng quang không làm tốt chức năng của mình. Vì vậy, nước tiểu ứ đọng, gây ra nhiễm trùng ở phụ nữ.
 
4. Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
 
Những dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: đau ở vùng bụng dưới, tăng tần suất đi tiểu và cảm giác nóng bỏng khi nước tiểu đi ra, sốt (cũng có người không bị sốt), có máu trong nước tiểu...
 
5. Nên làm gì khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
 
Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức. Không cần phải cảm thấy xấu hổ về điều này, bởi ai cũng từng bị ít nhất một lần trong đời. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn bị nhiễm mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp cho bạn.
Chia sẻ