4 thói quen rửa bát tiềm ẩn nguy cơ ung thư, cái cuối cùng người Việt rất hay làm
Ít ai ngờ rằng chính những thao tác quen thuộc này, nếu làm sai cách, lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Rửa bát (chén) là công việc quen thuộc hàng ngày trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng những thói quen tưởng chừng vô hại trong quá trình này lại có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu thực hiện sai cách.
Hiện tại trong cuộc sống thường nhật, nhiều người vẫn coi việc rửa bát là chuyện nhỏ nhặt và đơn giản. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng chính những thao tác quen thuộc này, nếu làm sai cách, lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các chuyên gia cảnh báo rằng, những thói quen tưởng vô hại khi rửa bát có thể tích tụ mầm bệnh, thậm chí làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư nếu không được chú ý và điều chỉnh kịp thời.

Dưới đây là 4 thói quen rửa bát tưởng chừng vô hại nhưng lại được ví như "sát thủ thầm lặng", âm thầm làm gia tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả gia đình – cần thay đổi ngay.
Đổ chất tẩy rửa trực tiếp lên bát, đĩa
Đổ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa là thói quen khá phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng, cách này giúp làm sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, song thực tế không chỉ gây lãng phí nước mà còn khiến hóa chất dễ tồn dư trên bề mặt bát đĩa.

Nếu không tráng kỹ, chất tẩy rửa có thể đi vào cơ thể qua thức ăn, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Thay vào đó, hãy pha loãng nước rửa chén với nước, dùng khăn hoặc miếng rửa chuyên dụng để làm sạch, rồi tráng lại thật kỹ bằng nước sạch.
Thức ăn thừa trên bát đĩa không được xử lý đúng cách
Khi rửa chén bát, hãy đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cặn thức ăn còn sót lại trên nồi, chảo và dụng cụ nấu nướng. Thức ăn thừa bị cháy xém hoặc để lâu ngày có thể sinh ra các chất gây ung thư như amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), đặc biệt khi nấu thịt ở nhiệt độ cao.
Ngoài ra, việc dùng nồi chảo tái chế, kém chất lượng còn tiềm ẩn nguy cơ thôi nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại vào thực phẩm. Để giảm thiểu rủi ro, hãy vệ sinh kỹ lưỡng, sử dụng dụng cụ chất lượng và giữ gìn khu vực nhà bếp luôn sạch sẽ. Đây là thói quen quan trọng để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho cả gia đình.
Xếp chồng bát đĩa ướt sau khi rửa
Vi khuẩn cần 3 yếu tố để sinh sôi: Chất dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp và độ ẩm. Ngay cả một ít thức ăn thừa còn sót lại trên bát đĩa cũng có thể cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Khi bát đĩa được xếp chồng lên nhau, nước không thể thoát ra ngoài, tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Theo một nghiên cứu, việc xếp chồng bát đĩa ướt có thể làm tăng số lượng vi khuẩn lên đến 70 lần so với khi để chúng khô tự nhiên.

Để đảm bảo vệ sinh, sau khi rửa nên để bát đĩa ở nơi khô ráo, thoáng mát để chúng hong khô tự nhiên. Nếu cần thiết, có thể dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để lau khô bề mặt bát đĩa. Đồng thời, hãy đảm bảo tủ hoặc hộp đựng bát đĩa luôn khô ráo và sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Không thay giẻ rửa bát, khăn lau bát đĩa theo định kỳ
Khăn lau bát đĩa và miếng bọt biển rửa chén là những vật dụng dễ bị bỏ qua trong việc vệ sinh, nhưng thực tế chúng lại là nơi ẩn náu của vi khuẩn và nấm mốc, có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đồ dùng trên bàn ăn và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đáng tiếc, nhiều người lại thường rất ít quan tâm đến vấn đề này và quên thay theo định kỳ.
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng khăn lau bát đĩa trong hơn một năm, tổng số vi khuẩn có thể lên tới 500 tỷ. Nhiều loại vi khuẩn không thể làm sạch ngay cả khi dùng chất tẩy rửa. Vi khuẩn cũng trú ngụ lượng khủng ở giẻ rửa bát qua mỗi lần rửa.
Tốt nhất nên thay khăn lau bát đĩa mỗi tháng 1 lần và nên dùng khăn lau bát đĩa chuyên dụng để rửa bát đĩa. Với giẻ rửa bát khuyến cáo nên thay 3 tháng 1 lần.
(Ảnh minh họa: Internet)
(Nguồn: QQ)