4 dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang nuôi dạy con cái quá ngây thơ: Khi trưởng thành, bước vào xã hội, con dễ bị lừa gạt

Thanh Hương,
Chia sẻ

Những đứa trẻ được nuôi dạy quá ngây thơ, không có kỹ năng phòng vệ, khi bước chân ra xã hội rất dễ trở thành "miếng mồi" cho những kẻ xấu.

Trong xã hội hiện đại, khi con cái trở nên "quý hơn vàng" vì mỗi gia đình thường chỉ có một đến hai đứa trẻ, nhiều bậc phụ huynh đã nuôi dạy con theo kiểu "trong lồng kính" – bao bọc con quá mức, tránh cho con khỏi mọi va vấp của cuộc sống. Điều này tuy xuất phát từ tình yêu thương, nhưng lại có thể mang đến hệ lụy nghiêm trọng khi trẻ bước vào xã hội.

Một cư dân mạng kể, cô có người em họ hiền lành, học hành giỏi giang, luôn đạt thành tích tốt trong suốt những năm đi học. Vậy nhưng, chỉ ba tháng sau khi ra trường và làm việc tại một công ty, người em học đã bị đồng nghiệp lừa hơn 150 triệu.

Lý do? Cô hoàn toàn tin tưởng vào lời rủ rê đầu tư chứng khoán của người đồng nghiệp hay mang đồ ăn sáng cho cô, nói chuyện ngọt ngào. Người em họ không chỉ dốc hết tiền tiết kiệm của mình mà còn vay mượn bạn bè để đưa tiền cho đồng nghiệp nhờ đầu tư giúp. Kết quả là người đồng nghiệp lặng lẽ biến mất, không để lại dấu vết nào.

Khi gia đình muốn lên công ty tìm người phụ nữ kia để đòi lại công bằng, cô em họ vẫn một mực bảo vệ: "Chị ấy rất tốt với con, chắc chắn không có ý lừa đâu!". Niềm tin ngây thơ đến mức mù quáng khiến người nhà vừa đau lòng vừa bất lực.

Tình huống này không phải là cá biệt. Những đứa trẻ được nuôi dạy quá ngây thơ, không có kỹ năng phòng vệ, khi bước chân ra xã hội rất dễ trở thành "miếng mồi" cho những kẻ xấu.

4 dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang nuôi dạy con cái quá ngây thơ: Khi trưởng thành, bước vào xã hội, con dễ bị lừa gạt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bốn biểu hiện của trẻ quá ngây thơ – cha mẹ cần nhận biết sớm

- Quá tin người, không biết nghi ngờ: Trẻ luôn tin tưởng vào lời người khác mà không có sự kiểm chứng hay phán đoán. Họ dễ dàng bị lợi dụng, lừa dối, thậm chí là bị lôi kéo vào các hoạt động phi pháp mà không hay biết.

Dễ tổn thương và không vững tâm lý: Chỉ một lời nói vô tình cũng có thể khiến các em suy sụp, nghi ngờ bản thân và rơi vào tâm trạng tiêu cực. Đây là biểu hiện của sự thiếu khả năng xử lý cảm xúc và sức đề kháng tinh thần yếu.

Quá nhiệt tình giúp đỡ, bỏ quên bản thân: Giúp đỡ người khác là điều tốt, nhưng nếu không biết giới hạn, trẻ có thể dễ dàng bị lợi dụng. Các em thường sẵn sàng nhận lời, kể cả khi không có khả năng giúp đỡ, dẫn đến hậu quả "tốt bụng mà làm hỏng việc".

Quá dễ thân thiết, không biết chọn bạn: Một số trẻ chỉ cần gặp vài lần đã xem người khác là bạn thân, chia sẻ mọi chuyện mà không đánh giá đối phương. Điều này khiến các em dễ bị lừa gạt, dắt mũi hoặc kéo vào các mối quan hệ độc hại.

Cha mẹ cần làm gì để con có "lớp vỏ" tự bảo vệ mình?

Xây dựng ranh giới trong giao tiếp: Cha mẹ có thể dạy con áp dụng "thuyết vòng tròn đồng tâm":

Vòng trong (gia đình): Có thể chia sẻ mọi điều.

Vòng giữa (bạn bè thân): Nên giữ lại các vấn đề nhạy cảm như tài chính, kế hoạch tương lai.

Vòng ngoài (người lạ): Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng.

Quản lý cảm xúc Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách thể hiện cảm xúc một cách phù hợp: không dồn nén nhưng cũng không bộc lộ quá mức. Viết nhật ký, vận động, hoặc trò chuyện cùng người thân là những cách hữu ích để giải tỏa tâm lý.

Học cách nói "không" và giữ nguyên tắc sống Dạy trẻ phân biệt rõ ràng giữa lòng tốt có giới hạn và sự cả tin mù quáng. Trước những hành vi sai trái, phải biết từ chối, giữ vững lập trường và không thỏa hiệp với điều sai trái.

Tăng cường kỹ năng sống thông qua trải nghiệm và giáo dục phòng tránh rủi ro Ngoài các bài học lý thuyết, cha mẹ nên để con tiếp xúc với phim ảnh, câu chuyện có tính giáo dục. 

Lời kết: Tử tế nhưng không ngây thơ, mạnh mẽ nhưng không lạnh lùng

Một nhà văn nổi tiếng từng nói: "Cuộc đời như biển rộng, có núi cao có vực sâu". Chúng ta không muốn con bị thế giới làm tổn thương, nhưng cũng không thể trói buộc con mãi trong sự bảo bọc.

Giáo dục tốt không chỉ là điểm số, mà còn là cách giúp trẻ học được cách bảo vệ bản thân trong một xã hội đầy biến động. Hãy dạy con trở nên bản lĩnh, để lòng tốt của chúng được phát huy đúng lúc, đúng nơi – và không trở thành gánh nặng hay điểm yếu.

Chia sẻ