3 điều nên và không nên khi sử dụng tủ lạnh phải đến 90% chị em chưa biết
Là một thiết bị điện quá quen thuộc trong gia đình, sử dụng 24/7 và trong suốt cả năm nhưng không phải ai cũng biết sử dụng hiệu quả nhất chiếc tủ lạnh của gia đình.
Môi trường tốt nhất để vi sinh vật sinh sôi nảy nở là từ 20 đến 37 độ, nếu ở nhiệt độ khoảng 0 độ tốc độ sinh sản của vi khuẩn sẽ giảm nhanh hoặc dừng lại nên việc đảm bảo nhiệt độ lạnh ổn định cho môi trường sẽ giúp đỡ hiệu quả cho việc lưu trữ đồ ăn thực phẩm. Hơn nữa trong môi trường lạnh các phân tử di chuyển chậm hơn, ít xảy ra ma sát phát sinh nhiệt làm cho thực phẩm biến đổi về màu sắc mùi vị.
1. Nên bảo quản những thực phẩm gì trong tủ lạnh?
- Những đồ uống chưa mở không cần để lạnh nhiều giờ trong tủ mà trước khi sử dụng 2 giờ để vào tủ là được.
- Trứng gà có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 tuần, nếu muốn lưu trữ lâu hơn bạn nên để vào tủ lạnh. Tuy nhiên nếu muốn giữ được hương vị và chất lượng của trứng cần để riêng sống chín, đặt vào nơi bảo quản (khay, ngăn đựng trứng riêng).
- Đối với nhiều loại quả việc để tủ lạnh có thể làm chậm quá trình chín, nẫu. Giống như táo để ở điều kiện cacbon dioxide và oxy thấp sẽ khống chế các phân tử nước thì có thể để được đến vài tháng mà không làm mất đi vẻ tươi mới ngon ngọt.
- Muốn giữ thức ăn lâu dài ở trong tủ lạnh cần sử dụng màng bọc thực phẩm chuyên dụng hoặc hộp đựng thực phẩm chuyên dùng. Chú ý phân tách rõ ràng ngăn đồ chín và đồ sống, gây nhiễm khuẩn cho đồ ăn và chóng ôi thiu.
- Trà và lá trà để lâu dễ dàng mất đi hương vị ban đầu. Có thể dùng màng bọc thực phẩm chia thành các phần nhỏ, đựng trong túi có miệng khóa kín và để vào ngăn đá.Cho dù năm sau mới lấy trà ra uống cũng vẫn tươi ngon như ban đầu.
- Những đồ bột như bánh bao bánh gạo lại phù hợp để trong tủ đá hơn đó. Cơm, mì hay là bánh bao bánh gạo những đồ bột nói chung sau khi nấu chín để một thời gian sẽ trở nên cứng rắn. Quá trình này hay xảy ra ở ngăn mát, nhưng nếu bạn để chúng vào ngăn đông đá đến lúc ăn bỏ ra làm nóng lại đồ ăn vừa không bị khô cứng lại còn không bị lên men, ôi thiu.
- Loại hạt đậu, quả hạch, hoa quả đều rất dễ có sâu dòi bọ. Chia chúng thành từng phần nhỏ để túi riêng cho vào ngăn đông lạnh, hơi lạnh sẽ làm cho ấu trùng không thể sản sinh, đồ để được rất lâu mới bị hỏng.
2. Và có những điều sau tuyệt đối không được làm:
- Đồ sống và đồ chín không được để chung. Hai loại đồ này có điều kiện và nhiệt độ bảo quản khác nhau, hơn nữa đồ sống luôn ẩn chứa một lượng vi khuẩn nhất định, sẽ lây lan sang đồ ăn chín gây nhiễm khuẩn hư hại.
- Nhớ phân loại những đồ ăn dạng bột gạo như bánh bao, không để ngăn mát mà bọc kín để ngăn đá.
- Thuốc không phải là loại đồ nên bảo quản trong tủ lạnh. Hơi ẩm ướt trong tủ trái lại có thể sản sinh vi khuẩn làm hỏng thuốc.
- Ớt chuông và dưa chuột để lâu trong tủ sẽ bị thâm đen, nhũn thối không ngon nữa. Đặc biệt dưa chuột sẽ bị dớt. Vì nhiệt độ bảo quản của tủ mát là từ 4-6 độ C, còn nhiệt độ của dưa chuột là 10-12 độ C, ớt chuông là 7-8 độ nên không thích hợp để trong tủ lạnh.
- Rau xanh để trong tủ càng mau hỏng hơn, có khả năng là vì vi khuẩn và enzyme tạo thành.
- Có nhiều người bỏ đồ ăn vừa mới đun xong vào tủ lạnh để mong mau chóng nguôi lạnh còn thưởng thức hoặc không có thời gian chờ đợi. Nhưng làm như vậy càng làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh, khiến chúng mau hỏng.
- Không xếp đồ ăn chật kín tủ lạnh không còn một khe hở nào. Như vậy khiến luồng không khí lạnh trong tủ không được lưu thông, giảm hiệu quả làm lạnh và bảo quản thức ăn của tủ.
- Không để những đồ gia vị nấu ăn thường dùng như xì dầu, tương ớt, đường…. vào tủ lạnh vì do tần suất sử dụng quá thường xuyên dẫn đến phải mở tủ nhiều, sẽ làm giảm tuổi thọ tủ.
3. Sắp xếp tủ lạnh đúng cách:
- Tầng trên để những món đồ: Thịt chín, đồ muối, sữa chua hoặc sữa tươi. Những đồ hộp chưa mở nắp gần đến hạn cũng có thể đặt ở đây.
- Tầng dưới: Để đồ ăn thừa còn lại sau mỗi bữa ăn, hoa quả hoặc rau để ngày hôm sau ăn.
- Tăng cường sử dụng những hộp đựng đồ ăn chuyên dụng, màng bọc thực phẩm hợp vệ sinh.