3 biến chứng nâng mũi cấu trúc: Nguyên nhân chủ yếu đến từ sụn đầu mũi
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp hiện đại nhất so với các kỹ thuật nâng mũi truyền thống. Tuy nhiên cũng có những biến chứng nâng mũi cấu trúc xảy ra khi thực hiện.
Nâng mũi cấu trúc cũng không tránh khỏi nguy cơ biến chứng thông thường. Theo BS Hà Sỹ Hoàng Tùng (chuyên thẩm mỹ nội khoa tại Hà Nội), nâng mũi cấu trúc là phương pháp nâng mũi xử lý được 2 phần dựng sống mũi và dựng trụ mũi, không phải là kéo căng mà là xếp đầy để tạo hình bằng kỹ thuật nội soi mới nhất. Đường đưa chất liệu vào chỉ nhỏ như 1 mũi kim 2mm bên trong mũi, không lộ nốt kim ra ngoài.
Đây là phương pháp hiện đại nhất so với các kỹ thuật nâng mũi truyền thống. Phẫu thuật cấu trúc lại toàn bộ mũi, nâng trụ mũi, tạo hình dáng mũi theo ý muốn. Nâng mũi cấu trúc có sự kết hợp giữ 2 chất liệu sụn là sụn tự thân và sụn nhân tạo giúp gương mặt thanh tú hơn, hài hòa hơn, hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra trong và sau khi nâng mũi.
Đối tượng nâng mũi cấu trúc là những người mũi có nhiều khuyết điểm như: trụ mũi thấp, ngắn, mũi hếch, mũi bị chấn thương hoặc bị biến dạng do tai nạn hoặc do các lần phẫu thuật trước đó.
BSCKI Võ Thành Trung (chuyên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại TP.HCM) chia sẻ, đây là phương pháp khắc phục toàn diện cho những trường hợp mũi nhiều khuyết điểm về cánh mũi, đầu mũi, trụ mũi, dáng mũi. Phù hợp với tất cả dáng mũi cần tạo hình. Có thể tái cấu trúc lại đối với những trường hợp mũi đã chỉnh sửa trước đó. Kết hợp hài hòa giữa 2 loại sụn tự thân và sụn nhân tạo để hạn chế tối đa các biến chứng xấu. Mặc dù vậy, nâng mũi cấu trúc cũng có những biến chứng đi kèm mà bất cứ ai muốn nâng mũi theo cách này cũng cần nắm rõ.
3 biến chứng nâng mũi cấu trúc thường gặp:
- Bầm tím và sưng nề.
- Mũi bị lệch, cong, quá ngắn hoặc quá dài...
- Thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi.
Nâng mũi cấu trúc cũng không tránh khỏi nguy cơ biến chứng thông thường
1. Bầm tím và sưng nề
Bầm tím và sưng nề thường hết sau 1-2 tuần. Nhiễm trùng có thể xuất hiện sớm sau mổ vài ngày hoặc muộn sau vài tuần đến vài tháng, thường biểu hiện bằng sưng đỏ khu trú, bùng nhùng, chảy dịch... nên xử lý sớm bằng kháng sinh mạnh hoặc tháo chất liệu.
2. Mũi bị lệch, cong, quá ngắn hoặc quá dài...
Biến chứng nữa cũng hay gặp khi nâng mũi là lệch, cong, quá dài, quá ngắn... có thể sửa lại, tốt nhất là sửa sau 3-6 tháng. Đỏ đầu mũi nếu không phải là do đặt sống quá cao, quá dài thì có thể là phản ứng chất liệu (hiếm khi xảy ra), cần xử lý theo nguyên nhân.
3. Thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi
Thủng đầu mũi, tòi chất liệu ra đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi là những biến chứng khá nặng nề làm thay đổi hình dáng mũi ngay cả khi tháo chất liệu, cũng xảy ra không ít với các đối tượng thực hiện phẫu thuật mà không được đào tạo bài bản hoặc theo dõi không sát, xử lý biến chứng không kịp thời sau mổ.
Lưu ý để tránh biến chứng nâng mũi cấu trúc
Biến chứng nâng mũi cấu trúc nặng chủ yếu đến từ cách thức lấy sụn. Hầu hết những ca biến chứng đến từ phần sụn đầu mũi nên trước khi làm, mọi người cần tìm hiểu thật kỹ. Nhiều nơi quảng cáo nói là ghép sụn tự thân nhưng có khi lại lấy sụn nhân tạo đặt vào vách ngăn. Sụn nhân tạo không đảm bảo, sau thời gian nhất định sẽ xảy ra biến chứng.
Mặc dù có thể bạn đã nghe đến khái niệm sụn hiến tặng nhưng giới chuyên gia lưu ý, sụn hiến tặng chưa được cấp phép sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Nguồn sụn hiến được mang từ nước ngoài về. Sụn hiến tặng yêu cầu bảo quản nguyên liệu này rất khắt khe, do vậy khi về thi trường Việt Nam thì giá thành rất cao. Do đó cần hết sức cảnh giác với chất liệu độn mũi nói chung, trong nâng mũi cấu trúc nói riêng.
Giới chuyên gia khuyến cáo thêm, một phẫu thuật viên dù có giỏi đến mấy cũng không thể khẳng định 100% phẫu thuật sẽ không xảy ra biến chứng. Có điều là phẫu thuật viên càng được đào tạo bài bản, càng có kinh nghiệm thì càng giảm tối thiểu những rủi ro và nếu có thì cũng là những biến chứng nhẹ, có thể sửa chữa được.