2018 - năm rực rỡ của những "chiến binh sao vàng", hành trình từ bão tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình

Min,
Chia sẻ

Cứ mỗi 10 năm, bóng đá Việt sẽ tạo nên một cột mốc vàng son chói lọi trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Riêng năm 2018, cột mốc này huy hoàng và chói lọi hơn bao giờ hết bởi những thành tích mà thầy trò HLV Park Hang-seo đã gặt hái được.

Tính từ 1970, cứ mỗi 12 năm, đội bóng quốc gia Ý sẽ được lọt vào vòng chung kết World Cup một lần, và cứ sau mỗi một lần thất bại, 12 năm tiếp theo chắc chắn họ sẽ giành lấy ngôi vô địch thế giới. Đó chính là chu kỳ "12 năm thần thánh" mà người Ý rất mực tự hào về đội bóng đá mang màu áo thiên thanh của quốc gia mình.

Và giờ đây, dù không thể sánh bằng với danh hiệu đế vương được cả thế giới ngưỡng vọng, nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về những gì mà tuyển nước nhà đã làm được khi trưởng thành từ những thất bại suốt hàng thập kỷ qua. Chúng ta cũng đã tạo nên được một chu kỳ thần thánh như đội bóng nước Ý: Cứ mỗi 10 năm, bóng đá Việt sẽ tạo nên một cột mốc vàng son chói lọi trong lịch sử hình thành và phát triển của mình.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 1.

Chu kỳ thập kỷ đáng tự hào của bóng đá Việt: Cột mốc vinh quang 10 năm một lần

Tiger Cup 1998, Việt Nam chiến thắng 3 - 0 trước tuyển Thái Lan nhưng lại thất bại trong trận chung kết trên sân nhà Singapore, song những người hâm mộ toàn khu vực Đông Nam Á khi ấy đã không thể nào phủ nhận được sự tiến bộ vượt bậc của bóng đá Việt. Từ giải đấu này, bóng đá Việt Nam mới thật sự gây chú ý và được đầu tư mạnh mẽ hơn để phát triển. Và cũng từ đây, thế hệ chân sút vàng đầu tiên của Việt Nam đã được sản sinh gồm: Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh, Đỗ Khải.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 2.

Trong suốt 10 năm tiếp theo đó, bóng đá Việt có thành công, có thất bại nhưng khi chu kỳ điểm mốc tròn thập kỷ, thầy trò HLV Henrique Calisto mới thật sự bứt phá và lần đầu tiên mang ánh hào quang chói lọi cả khu vực về Việt Nam với danh hiệu cao nhất ở giải đấu AFF Cup 2008.

aff_cup_2008_zing_22
aff_cup_2008_zing_22
aff_cup_2008_zing_10
aff_cup_2008_zing_10

Còn nhớ, có được niềm tự hào khiến hàng triệu trái tim yêu bóng ngày ấy phải vỡ òa cảm xúc, tuyển Việt Nam đã chơi hết mình nhưng vẫn luôn giữ bình tĩnh để kiểm soát trận đấu. Để rồi phần trình diễn điêu luyện với trái bóng chính thức hạ màn vào những thời điểm bất ngờ nhất đã "kết liễu" đối phương. Dứt khoát, bén và "vết cắt" ngọt như dao. Pha lập công của Quang Hải vào lưới Singapore, hay cú đánh đầu ngược Công Vinh thực hiện chính là dấu ấn khó phai nhất trong lòng người hâm mộ gắn liền sự kiện lịch sử cách đây đúng 10 năm.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 4.

Lịch sử lặp lại, chu kỳ thập kỷ tiếp tục nối dài. Tối qua, đội tuyển Việt Nam đã chạm tay vào chiếc cúp vô địch AFF Cup 2018, đánh dấu thêm vào dòng lịch sử của bóng đá Việt một cột mốc vàng son. Hàng ngàn người đã đổ ra đường ăn mừng đến sáng, hàng triệu trái tim hòa chung nhịp đập, đồng loạt hô vang "Việt Nam vô địch!". Có thể nói, cột mốc này chính là bảo chứng cho sự phát triển của bóng đá nước nhà: càng ngày càng hưng thịnh; và khẳng định thêm về sự tồn tại đáng tự hào của "chu kỳ thần thánh".

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 5.

Tất nhiên, để có được thành công này không thể nào không nói tới công lao của thầy trò HLV Park Hang-seo. Thầy rèn giũa và truyền cho thế hệ trai trẻ không cùng huyết thống dân tộc trong lồng ngực mình một nhiệt huyết, một tình yêu bóng đá to lớn, cũng như là sự đẹp đẽ của tinh thần thể thao cương trực, điềm đạm, fairplay. "Đám trò nhỏ" đáng tuổi con cháu thầy thì đoàn kết, chơi bóng hết mình, hừng hực khí thế trên sân và phối hợp với nhau rất nhịp nhàng để cùng tạo nên những pha phá lưới không thể mãn nhãn hơn.

48357143_1031071383744008_7272773456389734400_n
48357143_1031071383744008_7272773456389734400_n
3
3

2018 - năm vàng son hưng thịnh nhất trong lịch sử bóng đá Việt

Đâu chỉ nối dài chu kỳ thập kỷ và "cắm" một cột mốc đáng tự hào vào bức biểu đồ phát triển của bóng đá Việt, năm nay, thầy trò HLV Park Hang-seo còn làm cho cột mốc vinh quang ấy chói chang hơn bao giờ hết. Thậm chí có thể nói, 2018 chính là năm vàng son nhất trong lịch sử bóng đá Việt khi hạm đội các chân sút nước nhà liên tục gặt hái được nhiều thành tích đáng nể: Á quân U23 châu Á, Top 4 ASIAD 2018 và ngôi vô địch AFF Cup 2018.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 7.

Sau thất bại thảm hại tại Seagame 2017, tuyển bóng đá Việt Nam vốn không được đánh giá cao đã trở nên hoàn toàn mờ nhạt trong mắt của giới chuyên môn. Song, với sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo "vô danh" vừa được bổ nhiệm 4 tháng, tuyển U23 Việt Nam tiến tới Thường Châu với tâm thế kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình cũng như là chiến lược của "ông thầy xứ kim chi". Cứ tưởng chưa đủ sức làm nên chuyện tại giải đấu châu lục này, vậy mà U23 Việt Nam đã chậm rãi tiến từng bước vững chắc vào cánh cửa chung kết.

Sau khi hạ gục hàng loạt các đội bóng sừng sỏ như Australia, Syria, Iraq, Qatar, tại trận đấu quyết định ngôi vương châu Á, trong điều kiện thời tiết mưa tuyết khắc nghiệt, U23 Việt Nam bị U23 Uzbekistan dẫn trước từ sớm. Nhờ các chàng trai cào tuyết chắt chiu cơ hội và cú sút phạt siêu phẩm của Quang Hải, tuyển nhà đã kịp gỡ hòa trước khi tiếng còi kết thúc hiệp 1 vang lên. Nhưng với bàn thắng quyết định trong phút cuối cùng của hiệp phụ đến từ chân sút đội bạn Andrey Sidorov, U23 Việt Nam tiếc nuối ngậm ngùi nhận ngôi Á quân.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 8.

Nhưng sau cơn địa chấn trong bão tuyết Thường Châu này, U23 Việt Nam trở thành cái tên vụt sáng được truyền thông châu Á để mắt đến. Thậm chí, nhiều tờ báo còn cho rằng U23 Việt Nam chính là hạt giống đột phá mà các đội khác cần phải dè chừng tại giải ASIAD 2018. Tại nước nhà, ngôi vị Á quân là quá đủ để người hâm mộ hò reo ăn mừng, cả 3 miền đất nước rợp bóng cờ hoa. Họ còn ra cả sân bay đến đón các "siêu phẩm" về nước, mặc dù trước đó tại giải Seagame năm ngoái, đội bóng ấy, dưới tay ông Hữu Thắng, chính họ đã quay lưng.

2-15448852186961670143862
2-15448852186961670143862
1-1544889652003389340641-154488970721260299191
1-1544889652003389340641-154488970721260299191

Và thế là, chính sự tôn vinh ấy, U23 Việt Nam đến với Á vận hội 2018 với áp lực nặng nề. Thầy trò HLV Park Hang-Seo không còn là ẩn số giống như ở Trung Quốc. Ngược lại, U23 Việt Nam trở thành đích ngắm bởi đội bóng nào cũng muốn đánh bại đương kim Á quân châu lục. Song không gì có thể ngăn cản được đoàn quân của HLV Park Hang-Seo. U23 Việt Nam như vũ bão, thi đấu đỉnh cao ở vòng bảng, toàn thắng ở cả 3 trận, chưa một lần thủng lưới.

Tới vòng loại trực tiếp, U23 Việt Nam tiếp tục "kết liễu" U23 Bahrain với cú sút sấm sét của Công Phượng ở phút thứ 88. Tương tự, U23 Syria cũng đại bại dưới chân các học trò của HLV Park khi để Văn Toàn sút thủng lưới nhà ở phút 108. Với hai trận thắng này, U23 Việt Nam lại thêm một lần khiến cả châu Á choáng váng vì trở thành đại diện duy nhất của Đông Nam Á bước chân vào vòng bán kết ASIAD 2018. Đồng thời đây cũng mở ra trang sử mới cho bóng đá nước nhà khi lần đầu tiên góp mặt ở vòng đấu bán kết tại một kỳ Á vận hội.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 10.

Tiếp theo sau đó, thầy trò HLV Park Hang-Seo đành dừng chân ở ASIAD 2018 vì đã để thua trước hai đối thủ là Hàn Quốc và UAE. Kết quả dù trắng tay ra về nhưng sự kiện này cũng đã khiến báo đài châu Á phải khiếp vía một phen và đặt cái tên Việt Nam vào top đầu danh sách cần phải dè chừng ở các cuộc đụng độ tại bất kỳ giải đấu nào trong tương lai. Suy cho cùng, thay vì cầm chiếc huy chương về nước, U23 Việt Nam đã có một màn cảnh báo đầy mãn nhãn sau cú đột phá giành ngôi Á quân tại giải đấu châu lục hồi đầu năm, buộc những đội bóng sừng sỏ phải càng nhớ đến mình hơn.

2018 - năm rực rỡ của những chiến binh sao vàng, hành trình từ tuyết Thường Châu đến chảo lửa Mỹ Đình - Ảnh 11.

Cho đến đêm qua, với việc chạm tay vào ngôi vô địch AFF Cup 2018, dù chỉ là giải nhỏ so với 2 giải hồi đầu năm, nhưng đã tái lập lịch sử sau đúng một thập kỷ và chấm dứt việc xưng hùng xưng bá của các đội bóng được cho là mạnh nhất Đông Nam Á hiện tại như "voi chiến" Thái Lan hay "mãnh hổ" Malaysia. Một lần nữa Việt Nam càng khẳng định được vị trí của mình trên bức họa đồ bóng đá khu vực nói riêng và châu Á nói chung. Chiếc cúp vô địch này cũng có thể coi là cái kết tuyệt đẹp, khép lại năm vàng son 2018 của lịch sử bóng đá Việt.

Chia sẻ