2 tuổi đã phải mổ tim tới 4 lần, cậu bé đối mặt nguy cơ thiệt mạng cho tới khi đón nhận tin bất ngờ

TT,
Chia sẻ

Đó là một con đường thật dài đối với Carlos nhưng cuối cùng, khoảnh khắc mà cậu bé kiên cường và bố mẹ khát khao cuối cùng cũng đến.

Chào đời với một bệnh hiếm gặp về tim, 2 tuổi đã mổ tim tới 4 lần

Carlos Rolon, 6 tuổi, cuối cùng đã được ghép tim - ca phẫu thuật sẽ cứu mạng cậu - sau 4 năm đằng đẵng chờ đợi. Đó là một con đường thật dài đối với Carlos nhưng cuối cùng, khoảnh khắc mà cậu bé kiên cường và bố mẹ khát khao cuối cùng cũng đến.

Carlos chào đời với một bệnh hiếm gặp có tên "khiếm khuyết ống tâm nhĩ thất mất cân bằng". Theo bệnh viện Nhi Boston (Mỹ), đây là tình trạng máu di chuyển tự do giữa bốn buồng tim. Thông thường, một quả tim được phân chia hợp lý sẽ giữ cho máu từ phổi không bị hòa trộn với máu từ cơ thể. Nhưng với bệnh nhân bị khiếm khuyết ông tâm nhĩ thất, họ có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về tim và phổi.

CNN đưa tin, trước sinh nhật 2 tuổi, Carlos bé bỏng đã trải qua 4 ca phẫu thuật tim. Năm 2016, cậu bé được đưa vào danh sách chờ ghép tim.

2 tuổi đã mổ tim tới 4 lần, cậu bé đối mặt nguy cơ thiệt mạng cho tới khi đón nhận tin bất ngờ - Ảnh 1.

Cậu bé Carlos Rolon

Cấy ghép tim - bước ngoặt lớn lao cứu sống cậu bé 6 tuổi

Sau đó, Carlos đã có thể sống một cuộc sống bình thường trong vài năm nhưng mọi thứ đã thay đổi vào năm ngoái khi tình trạng của Carlos trở nên tồi tệ hơn. Kết quả, cậu bé phải nhập viện kể từ cuối tháng 8/2019.

Tuy nhiên, vào ngày 2/4 vừa qua, các bác sĩ đã thông báo cho gia đình bé thông tin có thể mang lại bước ngoặt lớn lao cho cuộc sống của họ trong nhiều năm tới.

Mẹ Carlos, Sheena Cossette, tiết lộ: "Bác sĩ chính của con đã đến và nói với tôi rằng, sẽ có một ca cấy ghép tim. Với tôi, đó là bất ngờ lớn nhất. Nó dường như không thể là sự thật".

Carlos đã vào phòng phẫu thuật ngay ngày hôm sau, và Cossette lập tức nhận thấy sự khác biệt trong tình trạng của con trai mình khi ca mổ kết thúc.

"Trước phẫu thuật, da Carlos có màu xanh xám", mẹ bé xúc động nhớ lại. "Phản ứng đầu tiên của tôi là sắc da của con. Khi nhìn con, tôi thấy làn da con thật tuyệt vời".

Với trái tim mới, nhịp thở của Carlos đã được cải thiện và oxy đạt đến mức bình thường.

"Đó chính là khoảnh khắc tôi biết rằng, phép màu kia hoàn toàn có thật", mẹ Carlos chia sẻ về khoảnh khắc đặc biệt.

Hiện Carlos hồi phục rất tốt. Cossette cho biết, cô vô cùng biết ơn gia đình người đã hiến tặng tim để cứu mạng con trai mình.

"Khi nhìn vào lồng ngực phập phồng của con, trái tim tôi nặng trĩu [cảm xúc biết ơn]", người mẹ viết trên Facebook hôm 4/4. "Cầu Chúa phù hộ cho gia đình đã chọn tặng món quà cuộc sống quý giá này cho cậu bé của tôi".

2 tuổi đã mổ tim tới 4 lần, cậu bé đối mặt nguy cơ thiệt mạng cho tới khi đón nhận tin bất ngờ - Ảnh 2.

Đó là một con đường thật dài đối với Carlos nhưng cuối cùng, khoảnh khắc mà cậu bé kiên cường và bố mẹ khát khao cuối cùng cũng đến.

Theo American Transplant Foundation, khoảng 20 người mỗi ngày chờ đợi để được cấy ghép nội tạng, và có hơn 114.000 người hiện trong danh sách chờ để nhận được một cơ hội sống. Một người hiến tạng có thể cứu tới 8 mạng sống và có thể cứu sống hoặc đảm bảo tính mạng của hàng trăm người khác.

Trong khi Carlos chưa thể trở về nhà ngay, và nếu tới ngày đó, cậu bé vẫn sẽ phải cách ly để được bảo vệ khỏi dịch bệnh coronavirus nhưng tương lai đang mở ra một cuộc đời mới ở phía trước cho con.

"Chúng tôi sẽ mãi biết ơn vì hành động vị tha, biết ơn gia đình đã cứu sống con trai chúng tôi", mẹ Carlos thổ lộ. "Hãy luôn vững niềm tin vì phép màu thực sự sẽ xảy ra".

Khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất là một khuyết tật tim, trong đó xuất hiện lỗ thông giữa các buồng bên phải và bên trái của tim, ngoài ra các van kiểm soát dòng chảy của máu giữa các buồng tim có thể không được hình thành chính xác. Tình trạng này còn được gọi là khiếm khuyết ống tâm nhĩ thất (ống AV) hoặc khiếm khuyết cơ tim. Nó là một trong các khuyết tật tim bẩm sinh di truyền trong gia đình tương đối phổ biến.

Trong khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất, máu lưu thông một cách bất thường, có thể chứa lượng oxy thấp hơn bình thường và lượng máu thừa có thể chảy vào phổi. Lượng máu dư thừa này được bơm vào phổi khiến tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Theo People

Chia sẻ