'Tôi không sợ cô đơn, mà là sợ cảm giác cô đơn giữa đám đông'

Trung Hạ,
Chia sẻ

Đôi khi người khác phớt lờ, đó cũng là do chính chúng ta gây ra.

“Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông”. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta thường trải qua kiểu "cô đơn giữa đám đông" như vậy đấy!

Bạn hào hứng đăng một vài bức ảnh hoặc vài dòng cảm xúc, nhưng qua mấy tiếng đồng hồ, không ai thích hoặc bình luận. Bạn cảm thấy cô đơn, thậm chí còn chịu không nổi kiểu chạnh lòng này nên âm thầm xóa bài.

Vì vậy, bản chất của cô đơn là bị bỏ quên trong các mối quan hệ và không thể kết nối cảm xúc với người khác. Kiểu xa cách này trong một mối quan hệ thân thiết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

'Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông': Thấu hiểu 2 đạo lý này để nhẹ lòng - Ảnh 1.

Trong phim “Hồi ức của Matsuko”, người cha dành hết tình yêu thương cho em gái nhưng lại luôn phớt lờ Matsuko, điều này khiến cô khao khát được yêu thương tột độ, từ đó gây ra 2 hậu quả nghiêm trọng:

Một, khi người khác đối xử tốt hơn với mình, họ cho rằng đó là tình yêu và mất khả năng lý trí. Điều này khiến Matsuko lần lượt yêu một số người không nên yêu, và cô thường xuyên bị bỏ rơi, thậm chí là bị bạo lực gia đình.

Hai, trong một mối quan hệ, cho dù người khác đối xử tệ bạc với bạn như thế nào, bạn cũng không muốn dứt bỏ. Bởi vì cho dù một mối quan hệ tồi tệ đến đâu, nó vẫn là một mối quan hệ, và vẫn tốt hơn là không có mối quan hệ nào cả. Giống như Matsuko đã nói: “Một người là địa ngục, hai người cũng là địa ngục, hai người còn hơn một mình”.

Đây là tác động của việc bị phớt lờ đối với một người, có thể ảnh hưởng đến cảm xúc nhất thời hoặc hạnh phúc cả đời.

Kiểu người nào dễ bị tổn thương hơn khi bị phớt lờ?

Ai cũng sẽ có trải nghiệm bị người khác phớt lờ dù ít dù nhiều, nhưng có người dễ dàng điều chỉnh tâm lý và không bị ảnh hưởng, có người lại không may mắn như vậy.

Do sự khác biệt về tính cách và trải nghiệm trưởng thành, mọi người sẽ hình thành kiểu gắn bó của riêng mình, một trong số đó là kiểu chống lại lo lắng.

'Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông': Thấu hiểu 2 đạo lý này để nhẹ lòng - Ảnh 2.

Kiểu người này mong muốn hình thành mối quan hệ với người khác, nhưng lại lo lắng rằng đối phương sẽ không chấp nhận họ hoặc không tin rằng bản thân có thể hình thành mối quan hệ thân thiết ổn định và lâu dài với bất cứ ai.

Nói cách khác, từ góc độ nhu cầu bên trong, họ rất mong muốn thiết lập mối quan hệ, có những kỳ vọng lớn khi được tương tác với người khác.

Song một khi quá để ý lại sinh ra “tâm loạn”. Kỳ vọng cao dẫn đến quá mức nhạy cảm, dù chỉ là một hành động nhỏ của đối phương cũng khiến bản thân dằn vặt cả đêm, kỳ vọng đã biến thành thất vọng và tổn thương.

Ngoài ra, họ háo hức để người khác chú ý đến, nhưng nội tâm lại không tin rằng đối phương sẽ thực sự chấp nhận mình. Do đó, tiềm thức của họ cũng sẽ vô thức tìm kiếm bằng chứng từ người khác để chứng minh rằng niềm tin của họ là đúng.

Do đó, điều này cũng dẫn đến sự ác cảm về việc bị bỏ rơi. Khi người khác giải thích rằng họ vô tình và không cố ý, kiểu người nhạy cảm này sẽ khăng khăng đối phương cố ý và không thực sự quan tâm đến họ.

Đặc điểm tâm lý như vậy khiến họ rất nhạy cảm với lời nói, hành động và thái độ của người khác, một khi cảm thấy bị phớt lờ, họ sẽ suy nghĩ quá mức, dẫn đến ảo tưởng bị bỏ rơi và tổn thương.

Làm thế nào để điều chỉnh bản thân khi có cảm giác bị phớt lờ?

1. Dung dị với việc bị phớt lờ

Cho dù là người lạ, bạn thân hoặc gia đình, việc bị xem nhẹ hay không được quan tâm là chuyện thường tình. Có nhiều lý do khiến người khác không trả lời bạn về một vấn đề hay chi tiết nào đó, chẳng hạn như đôi khi người khác đang suy nghĩ hoặc bận việc riêng không có thời gian quan tâm đến bạn, đôi khi bạn lại nói một số chủ đề mà họ không hứng thú nên không có câu trả lời...

Do đó, đa phần người khác phớt lờ bạn, không phải vì bạn không quan trọng, mà là do nguyên nhân vô ý nào đó.

Vì vậy, đừng dễ dàng bị đánh lừa bởi cảm xúc của chính mình, nghĩ rằng lý do khiến bạn đau khổ là vì người khác nghĩ rằng mình tồi tệ. Khi có cảm xúc tiêu cực, bạn phải tin vào cảm giác của chính mình, nhưng đừng tin vào cách giải thích nào khác, bởi vì lúc này mọi câu trả lời đều cảm tính.

'Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông': Thấu hiểu 2 đạo lý này để nhẹ lòng - Ảnh 3.

2. "Bác bỏ" cảm xúc của bản thân

Trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, việc người khác có sẵn sàng kết giao với bạn hay không phụ thuộc vào mức độ xem trọng và hứng thú của họ đối với bạn. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào tín hiệu của bạn gửi đến cho đối phương có thể hiện bạn có sẵn sàng giao tiếp với họ hay không.

Tại sao người thích cười thường có nhiều bạn bè? Vì nụ cười là một loại thông điệp thân thiện, mang ý nghĩa: Tôi rất thích mọi người và tôi sẵn sàng nói chuyện với bạn.

Ngược lại, nếu luôn nhìn những người xung quanh với thái độ dò hỏi, nghi ngờ, bạn sẽ vô tình trở nên thụ động và lạnh nhạt khi kết thân với người khác. Bạn đối xử với người khác như thế nào thì họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy, không ai sẽ chủ động tìm một người có vẻ ngoài nghiêm túc, thậm chí có chút khó gần để nói chuyện.

Đôi khi người khác phớt lờ, đó cũng là do chính chúng ta gây ra. Một số biểu hiện và phản ứng khiến người khác không muốn tiếp cận bạn. Nhưng bạn không thấy nguyên nhân phía sau, bạn chỉ thấy người khác coi thường mình, từ đó dẫn đến hiểu lầm.

Do đó, điều quan trọng là phải hành động và khiến những người khác sẵn sàng giao tiếp với bạn hơn thông qua sự chủ động. Chỉ khi bạn tự trải nghiệm và thấy rằng mọi thứ không tệ như mình nghĩ, bạn sẽ thay đổi sự ngộ nhận ban đầu.

Cuối cùng, một khi phát hiện chất lượng của mối quan hệ không phụ thuộc hoàn toàn vào phản ứng và thái độ của người khác đối với bạn, đồng thời bạn có thể chủ động ảnh hưởng đến mối quan hệ, bạn sẽ thực sự tìm thấy chính mình trong mối quan hệ đó. Nhờ đó, bạn sẽ dung dị với mọi sự phớt lờ.

Chia sẻ