Tiêm phòng khi mang bầu

,
Chia sẻ

Rất quan trọng với những người đang lên kế hoạch "có baby" đấy nhé!

Sinh nở là một hiện tượng sinh lí bình thường nhưng không loại trừ những tai biến bất thường xảy ra trong thai kì. Để tránh những nguy cơ như đẻ non, thai chết lưu,… sản phụ cần được tiêm các loại vắcxin. Tiêm vắcxin đúng cách sẽ giúp sản phụ và trẻ khi sinh ra sẽ khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.

1/ Trước khi mang thai

Có rất nhiều căn bệnh nếu được tiêm vắcxin ngay từ ban đầu sẽ giảm đến 100% khả năng mắc bệnh. Trước khi dự định mang thai, bà mẹ phải đến xét nghiệm ở các cơ sở y tế xem có tiền sử nhiễm các bệnh như viêm gan B, thuỷ đậu hay Rubella hay không? Sau đó nếu muốn tiêm phòng các bệnh này cần có sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ. Khi tiêm phòng Rubella, tốt nhất 3 - 4 tháng sau mới nên có thai. Cũng có thể tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Cũng như khi tiêm phòng Rubella, sau khoảng 2 tháng tiêm vắcxin phòng cúm mới nên có thai. Vắcxin cảm cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm. Khi tiêm phòng cúm và Rubella mỗi mũi phải cách nhau 1 tuần. Với những phụ nữ đã từng tiêm phòng Rubella, trước khi có thai 3 tháng vẫn nên kiểm tra lại để xem hiệu giá kháng thể chống Rubella có đủ cao hay không.

2/ Trong khi mang thai

Đây là giai đoạn sản phụ cần được chăm sóc kĩ càng nhất để có một thai kì ổn định.

Theo Tổ chức y tế thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 550 000 trẻ sơ sinh chết vì uốn ván rốn, trong đó có 220 000 cháu ở vùng Đông Nam Á (chiếm 37 %), Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thường đi đôi với nhiễm trùng hậu sản ở người mẹ. Ở người mẹ vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung. Ở trẻ nhiễm trùng nơi cắt, buộc dây rốn. Vì vậy 90 % phụ nữ mang thai cần được tiêm chủng vắcxin kháng vi trùng uốn ván. Tại Việt Nam chương trình tiêm miễn phí vắc xin phòng uốn ván cho các cháu gái từ 15 tuổi trở lên đã được thực hiện đều đặn nhiều năm trở lại đây. Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể uốn ván suốt thời kì sinh đẻ.
 
Để có một thai nhi khoẻ mạnh, cần phải tiêm phòng trước khi mang bầu.
 

Liều

Thời gian tiêm

Thời kỳ bảo vệ

Hiệu lực bảo vệ

UV1

Càng sớm càng tốt khi có thai

Không có tác dụng bảo vệ


UV2

Ít nhất bốn tuần sau UV1

3 năm

80 – 90%

UV3

Ít nhất sáu tháng sau UV2

5 năm

95 – 98%

UV4

Ít nhất một năm sau UV3

10 năm


UV5

Ít nhất một năm sau UV4

Suốt thời kỳ sinh đẻ

98 – 100%

Thông thường chỉ cần 2 liều là hiệu quả đã thấy rõ. Mũi tiêm đầu có thể vào tháng thứ 4-5 của thai kì. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng. Nếu quên có thể tiêm cách đó vài tháng nhưng phải trước khi sinh nở 1 tháng. Phụ nữ ở các vùng nông thôn có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao hơn rất nhiều so với các vùng khác. Tuy nhiên không phải ai cũng được phép tiêm phòng uốn ván. Với những sản phụ thể trạng yếu, thiếu cân nặng cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ để quyết định có tiêm vắcxin hay không. Nhiều cơ sở y tế, dịch tễ quy định 1 ngày trong tháng là ngày sản phụ được tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Sản phụ cũng có thể tiêm vitamin K theo hình thức tự nguyện 1 tháng trước khi sinh để phòng chảy máu ở sản phụ sau đẻ và suất huyết não ở trẻ.

3/ Những lưu ý khi sử dụng vắc xin

Bên cạnh những vắc xin hoàn toàn vô hại thì có những loại không thể dùng cho phụ nữ đang mang thai như vắc xin chống ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị, lao, Rubella.

Ngoài ra có một số loại vắc xin nếu dùng trong khi mang thai cần có sự tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ, chuyên viên y tế. Đó là vắc xin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vắc xin phòng bệnh dại (khi sản phụ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vắc xin chống bệnh sốt vàng.
 
Phương Nhung
Chia sẻ