Sự thật mất lòng: 3 sai lầm khi vo gạo nhiều người vì "tiện tay" mà đầu độc cả gia đình

Ngọc Ái,
Chia sẻ

Ba kiểu vo gạo này nhìn qua tưởng vô hại, thậm chí giúp cơm ngon và giàu dưỡng chất hơn. Đó cũng là lý do khiến nhiều người nội trợ vài chục năm vẫn vô tình mắc phải chúng.

Khi nhắc đến chuyện nấu cơm, phần lớn mọi người đều nghĩ đến việc chọn loại gạo ngon, dùng nồi xịn hay canh nước cho vừa miệng. Một số khác thì chỉ quan tâm bảo quản gạo sao cho không mốc, không mọt mà quên rằng ngay cả việc vo gạo mỗi ngày cũng có thể là "cái bẫy" âm thầm gây hại.

Theo bác sĩ Tan Dunci (Đài Loan, Trung Quốc), những thao tác nhỏ nhặt như vo gạo, ngâm gạo tưởng vô hại lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu làm sai. Dưới đây là 3 sai lầm nhiều người hay mắc phải cần phải bỏ càng sớm càng tốt:

1. Vo gạo bằng lõi nồi cơm điện

Nhiều gia đình có thói quen đổ thẳng gạo vào lõi nồi cơm điện và vo ngay trong đó cho tiện. Tuy nhiên, đây là thói quen cực kỳ tai hại mà nhiều người không hề hay biết.

Sự thật mất lòng: 3 sai lầm khi vo gạo nhiều người vì "tiện tay" mà đầu độc cả gia đình - Ảnh 1.

Phó giáo sư Leung Ka-sing (Đại học Bách khoa Hồng Kông) cảnh báo rằng việc chà xát gạo trực tiếp trong lõi nồi dễ làm trầy xước lớp chống dính. Một khi lớp này bị hỏng, phần kim loại bên dưới sẽ bị lộ ra, oxy hóa và sinh ra chất độc như PFOA - một hợp chất có thể tồn tại trong cơ thể con người đến 3 năm, ảnh hưởng đến tuyến giáp, nội tiết, tăng cholesterol xấu và thậm chí gây ung thư. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã phân loại PFOA là chất có thể gây ung thư, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch nếu tích tụ lâu dài.

Cách tốt nhất là vo gạo trong âu hoặc rổ nhựa sạch, sau đó mới đổ vào lõi nồi cơm điện để nấu nhé!

2. Không vo gạo trước khi nấu

Vì tin tưởng vào độ sạch của gạo đóng túi sẵn hoặc tưởng rằng sẽ giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng, không ít người bỏ luôn bước vo gạo và nấu trực tiếp. Thực tế, điều này lại có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe cả nhà.

Theo bác sĩ Tan Dunci, lớp ngoài của hạt gạo vẫn có thể chứa bụi bẩn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn hoặc thậm chí là kim loại nặng như arsenic. Nếu không loại bỏ qua quá trình vo gạo, những chất này sẽ đi thẳng vào cơm và vào cơ thể. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khuyến cáo rằng arsenic vô cơ thường tồn dư trong gạo là chất gây ung thư nguy hiểm, ảnh hưởng đến gan, thận và thần kinh nếu tiếp xúc lâu dài.

Sự thật mất lòng: 3 sai lầm khi vo gạo nhiều người vì "tiện tay" mà đầu độc cả gia đình - Ảnh 3.

Do đó, dù gạo sạch đến đâu, vẫn nên vo nhẹ 1–2 lần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Không cần vò mạnh, nhưng tuyệt đối không nên bỏ qua bước này.

3. Ngâm gạo quá lâu

Nhiều người trước hoặc sau khi vo gạo thì lại có thói quen ngâm thêm để cơm mềm, dẻo và rút ngắn thời gian nấu. Tuy nhiên, đây là sai lầm phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ.

Bác sĩ Tan Dunci cảnh báo rằng nếu ngâm gạo quá lâu ở nhiệt độ phòng, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc và độc tố phát triển. Trong đó, đáng lo nhất là axit bonklitic – một loại axit sinh ra trong quá trình gạo lên men có thể gây ra nhiều rối loạn đường tiêu hóa và các vấn đề chuyển hoá nghiêm trọng. Không chỉ vậy, nước ngâm gạo lâu còn có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nhất là khi để quá 1 giờ đồng hồ ở nhiệt độ thường.

Sự thật mất lòng: 3 sai lầm khi vo gạo nhiều người vì "tiện tay" mà đầu độc cả gia đình - Ảnh 4.

Ngâm gạo thật ra là không cần thiết nếu nấu cơm thông thường, cho người khỏe mạnh. Còn nếu muốn ngâm gạo, chỉ nên ngâm trong thời gian hợp lý: từ 5 phút tới đối đa là 30 phút đối với gạo trắng và tối đa là 60 phút với gạo lứt. Tốt nhất, nên ngâm trong ngăn mát tủ lạnh khi đậy kín để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, ETtoday

Chia sẻ