Sâu bên trong một trường dành cho trẻ tự kỷ ở Trung Quốc
Hầu hết trẻ tự kỷ không thể theo học trường bình thường ở Trung Quốc. Vì thế, các bậc phụ huynh thường đưa con tới trường phục hồi chức năng với hy vọng giúp các con tiếp thu phần nào kiến thức cần thiết.
Trường giáo dục đặc biệt The Ugly Duckling dành cho trẻ tự kỷ ở Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc được mở cửa vào năm 2005. Người thành lập trường là hiệu trưởng Zhou Guanghong, một phụ nữ tận tâm luôn mong muốn giúp đỡ trẻ tự kỷ và gia đình các em.
Ban đầu, trường Ugly Duckling chỉ có 2 giáo viên và 4 trẻ giam gia chương trình phục hồi chức năng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hơn 140 trẻ nhỏ, trong đó có 60% là bị mắc chứng tự kỷ. Cả trường có 23 giáo viên và người chăm sóc, luôn túc trực bên các bé 24/24.
Ở trường phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ này, học sinh được hướng dẫn, rèn luyện để bắt đầu làm được những công việc đơn giản nhất. Các bé có khả năng đặc biệt cũng được khuyến khích để phát huy năng khiếu bẩm sinh của mình.
Các bậc phụ huynh khuyến khích con thực hiện các bài tập được giáo viên hướng dẫn
Các học sinh trong trường dậy vào lúc 6h sáng. Với sự giúp đỡ của giáo viên, các em mặc quần áo, dọn giường, làm vệ sinh và ăn sáng trước khi bắt đầu 1 ngày học tập.
Một giáo viên đang cố dạy cho cậu bé câu "Tôi muốn một chú vịt con" trong một buổi học.
Yueyue thích cắn bút chì. Trong lớp học vẽ, cậu dùng răng cắn để mở nắp bút vẽ và bị loang màu ra khắp miệng.
Asuru không thích nói chuyện tuy nhiên lại có khả năng cảm nhận đặc biệt đối với các phím nhạc trên chiếc piano.
Hongmei, một phụ huynh có con theo học ở trường tình nguyện giúp dọn dẹp lớp học mỗi ngày.
Các bé tự kỷ bắt đầu buổi đào tạo hợp nhất các giác quan vào lúc 6 giờ sáng hàng ngày.
Khi trẻ được đưa vào lớp học, các bậc phụ huynh thường đứng đợi bên ngoài
Sau khi buổi học kết thúc, các bé làm bài tập duỗi ngón tay. Một động tác đơn giản đối với trẻ bình thường thì đối với trẻ tự kỷ cần có người chỉ dạy.
Hơn một nửa số trẻ trong trường có thể bắt đầu làm các công việc đơn giản với sự hỗ trợ của giáo viên
Lũ trẻ tạo dáng trước ống kính và xin được chụp hình.
Pingping (bên phải) thường quan tâm đến các bạn. Xiaoyu (bên trái) hay cố ý làm gãy những chiếc bút chì mới gọt nhưng Pingping luôn giúp cậu bé gọt lại bút.
Để an toàn cho học sinh, cánh cổng gỗ ở cầu thang luôn được khóa vào buổi tối.
Ruirui (ở giữa) thích quàng vào cánh tay của các tình nguyện viên đến thăm trường.
Xiaoxin (bên phải), 10 tuổi, mắc chứng tự kỷ bẩm sinh. Cô bé luôn phải nhờ mẹ đút cho ăn. Mẹ của bé cuối cùng đã phải đối diện với sự thật đau lòng này, nhưng cô cho hay, mình vẫn còn bị áp lực tinh thần và thể chất rất lớn.
Hiệu trưởng Zhou Guanghong và con gái Chen Wanli thường ở lại trường đến tối muộn cho đến khi tất cả lũ trẻ đã ngủ ngon thì mới về nhà.
Xinxin cầm vở bài tập của mình giơ lên xin chụp ảnh
Một trong số những khoảng thời gian hạnh phúc nhất của lũ trẻ là khi được vui chơi với những người khách đến thăm trường.
Yuanyuan (bên phải) nói với mọi người rằng em học chương trình tiếng Trung, toán, xếp giấy và nghệ thuật. Các giáo viên trong trường cho biết, Yuanyuan đang phục hồi tốt và có thể sẽ chuyển tới học ở trường bình thường vào tháng 9 tới.
Ban đầu, trường Ugly Duckling chỉ có 2 giáo viên và 4 trẻ giam gia chương trình phục hồi chức năng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, ngôi trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hơn 140 trẻ nhỏ, trong đó có 60% là bị mắc chứng tự kỷ. Cả trường có 23 giáo viên và người chăm sóc, luôn túc trực bên các bé 24/24.
Ở trường phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ này, học sinh được hướng dẫn, rèn luyện để bắt đầu làm được những công việc đơn giản nhất. Các bé có khả năng đặc biệt cũng được khuyến khích để phát huy năng khiếu bẩm sinh của mình.
Các bậc phụ huynh khuyến khích con thực hiện các bài tập được giáo viên hướng dẫn
Các học sinh trong trường dậy vào lúc 6h sáng. Với sự giúp đỡ của giáo viên, các em mặc quần áo, dọn giường, làm vệ sinh và ăn sáng trước khi bắt đầu 1 ngày học tập.
Một giáo viên đang cố dạy cho cậu bé câu "Tôi muốn một chú vịt con" trong một buổi học.
Yueyue thích cắn bút chì. Trong lớp học vẽ, cậu dùng răng cắn để mở nắp bút vẽ và bị loang màu ra khắp miệng.
Asuru không thích nói chuyện tuy nhiên lại có khả năng cảm nhận đặc biệt đối với các phím nhạc trên chiếc piano.
Hongmei, một phụ huynh có con theo học ở trường tình nguyện giúp dọn dẹp lớp học mỗi ngày.
Các bé tự kỷ bắt đầu buổi đào tạo hợp nhất các giác quan vào lúc 6 giờ sáng hàng ngày.
Khi trẻ được đưa vào lớp học, các bậc phụ huynh thường đứng đợi bên ngoài
Sau khi buổi học kết thúc, các bé làm bài tập duỗi ngón tay. Một động tác đơn giản đối với trẻ bình thường thì đối với trẻ tự kỷ cần có người chỉ dạy.
Hơn một nửa số trẻ trong trường có thể bắt đầu làm các công việc đơn giản với sự hỗ trợ của giáo viên
Lũ trẻ tạo dáng trước ống kính và xin được chụp hình.
Pingping (bên phải) thường quan tâm đến các bạn. Xiaoyu (bên trái) hay cố ý làm gãy những chiếc bút chì mới gọt nhưng Pingping luôn giúp cậu bé gọt lại bút.
Để an toàn cho học sinh, cánh cổng gỗ ở cầu thang luôn được khóa vào buổi tối.
Ruirui (ở giữa) thích quàng vào cánh tay của các tình nguyện viên đến thăm trường.
Xiaoxin (bên phải), 10 tuổi, mắc chứng tự kỷ bẩm sinh. Cô bé luôn phải nhờ mẹ đút cho ăn. Mẹ của bé cuối cùng đã phải đối diện với sự thật đau lòng này, nhưng cô cho hay, mình vẫn còn bị áp lực tinh thần và thể chất rất lớn.
Hiệu trưởng Zhou Guanghong và con gái Chen Wanli thường ở lại trường đến tối muộn cho đến khi tất cả lũ trẻ đã ngủ ngon thì mới về nhà.
Xinxin cầm vở bài tập của mình giơ lên xin chụp ảnh
Một trong số những khoảng thời gian hạnh phúc nhất của lũ trẻ là khi được vui chơi với những người khách đến thăm trường.
Yuanyuan (bên phải) nói với mọi người rằng em học chương trình tiếng Trung, toán, xếp giấy và nghệ thuật. Các giáo viên trong trường cho biết, Yuanyuan đang phục hồi tốt và có thể sẽ chuyển tới học ở trường bình thường vào tháng 9 tới.