Phụ nữ quan hệ tình dục với 5 người trở lên dễ mắc ung thư hơn: BS chỉ đích danh thủ phạm
Mỗi năm, Việt Nam có hơn 5.100 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và khoảng 2.400 người chết vì bệnh này. Điều lo lắng nhất là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh ung thư vì "yêu nhiều"
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Diệu Hà, khoa Ung thư Phụ khoa, Bệnh viện K Trung ương cho biết bệnh viện đã điều trị cho một bệnh nhân ung thư còn rất trẻ dưới 20 tuổi. Cô gái nàycó bạn trai t ừ sớm và quan hệ tình dục từ tuổi dậy thì.
Sau nhiều năm quan hệ tình dục và thay đổi bạn tình thường xuyên. Tới khi ra nhiều máu bất thường kèm theo đau bụng bệnh nhân đi khám phát hiện ung thư cổ tử cung.
Tại bệnh viện K, bác sĩ gặp nhiều phụ nữ trẻ có có quan hệ tình dục rất rộng họ không nhớ đã quan hệ với bao nhiêu người và cái kết đắng đó là ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm
Bác sĩ Hà cho biết với bất cứ ai càng quan hệ với nhiều người, càng có nguy cơ nhiễm các chủng vi rút gây ra bệnh u nhú ở người human papillomavirus hay còn gọi là vi rút HPV. Quan hệ nhiều người nguy cơ mắc nhiều chủng HPV khác nhau, loại vi rút này sẽ làm đột biến gen của tế bào người.
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dương vật ở nam giới.
Cách phát hiện sớm như thế nào?
Bác sĩ CKI Phạm Xuân Minh Thịnh - Khoa Ngoại 1 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM cho biết hầu như ung thư cổ tử cung đều có nguồn gốc xuất phát do bị nhiễm HPV. Trên thế giới hiện nay đã phát hiện ra 12 tuýp HPV sinh ung gồm: 16, 18, 31, 33, 39, 45, 51, 52, 56, 58 và 59.
HPV tuýp 16 gặp nhiều nhất, chiếm trên 50% các trường hợp ung thư cổ tử cung. HPV tuýp 18 chiếm 10%, gặp trong biểu mô tuyến.
Bác sĩ Thịnh cho biết lây nhiễm HPV trở thành ung thư qua nhiều con đường và dai dẳng qua thời gian, các đột biến tích lũy dần, dẫn đến thay đổi tế bào như tổn thương trong biểu mô gai grad cao và tăng sinh biểu mô cổ tử cung cao.
HPV thủ phạm gây ung thư cổ tử cung
Ngoài ra, hút thuốc cũng là yếu tố nguy cơ của tăng sinh biểu mô cổ tử cung và ung thư, làm giảm miễn dịch của cơ thể đề kháng lại HPV, hay thiếu dưỡng chất folate là tác nhân sinh ung.
Ở các nước phương Tây, vấn đề này ít gặp nhưng lại là vấn đề đáng quan tâm với các nước phương Đông, và nước ta cũng nằm trong số đó. Có lẽ quan trọng nhất, thiếu tầm soát là yếu tố nguy cơ cao cho việc tiến triển của HPV thành tổn thương tiền ung và ung thư.
Những phụ nữ mang nhiều yếu tố nguy cơ được tầm soát thường xuyên và đầy đủ thì nguy cơ thành ung thư ít hơn so với những phụ nữ ít nguy cơ nhưng không được tầm soát.
Các hiệp hội ở Mỹ đã tìm thấy sử dụng biện pháp ngừa thai đường uống làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung gấp 1.9 lần sau 5 năm sử dụng. Lần đầu tiên giao hợp trước 15 tuổi thì nguy cơ ung thư tăng gấp đôi so với phụ nữ quan hệ sau tuổi 23.
Một yếu tố quan trọng nữa là khi quan hệ với nhiều người (hơn 5 người) trong đời sống tình dục thì mang nguy cơ gấp 2 lần so với quan hệ cùng một người. Và nếu trong gia đình ở thế hệ đầu tiên có người bị ung thư cổ tử cung thì nguy cơ gấp 3 bị tăng sinh biểu mô tế bào ung thư hoặc ung thư cổ tử cung tế bào gai.
Bác sĩ Thịnh khuyến cáo tất cả phụ nữ đều cần soi cổ tử cung để loại trừ nguy cơ ung thư. Các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo phát triển chậm từ 10 đến 15 năm mới chuyển sang giai đoạn ung thư xâm lấn. Do đó soi cổ tử cung giúp phát hiện sớm các tổn thương này và nâng cao hiệu quả điều trị.
Độ tin cậy của soi cổ tử cung lên đến 90-95% ở người soi có kinh nghiệm do đó soi cổ tử cung có vai trò quan trọng trong tầm soát bệnh lý ung thư phụ khoa khi kết hợp với xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV.
Khi nội soi bác sĩ có thể sinh thiết nhiều vị trí nghi ngờ. Có thể tiến hành sinh thiết sâu hơn bên trong vào lòng tử cung nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ của ung thư tử cung kèm theo. Tuy nhiên, cần chống chỉ định nạo sinh thiết lòng tử cung đối với phụ nữ đang mang thai.