Phi công Mỹ mất tích bí ẩn ở Châu Phi, sau 4 năm được phát hiện đang ở nơi ít ai ngờ tới
Tuy nhiên theo các thám tử mà gia đình Jerry Krause thuê để tìm kiếm tung tích người thân, ông Jerry có nhiều khả năng đang bị các tổ chức tội phạm ép buộc phải làm việc vận chuyển và buôn người cho chúng tại Libya.
Mới đây, gia đình của một phi công Hoa Kỳ mất tích ở Tây Phi đã được thông báo rằng ông ta đã được phát hiện bởi các nhà điều tra tại một điểm buôn bán người ở Libya, thông tin đưa từ tờ Daily Mail.
Jerry Krause đang kiểm soát chuyến bay quen thuộc từ Nam Phi đến Mali vào ngày 7 tháng 4 năm 2013 - cũng là ngày mà ông được cho là mất tích.
Các tin nhắn cuối cùng từ chiếc máy bay chở khách 17 chỗ ngồi số hiệu Beechcraft 17 1900C của ông gửi tới một tháp kiểm soát trên đảo nhỏ ở São Tomé, nói rằng ông chỉ còn cách hòn đảo khoảng vài chục km. Rồi ông ta biến mất, hoàn toàn không để lại một dấu vết.
Tuy nhiên, gia đình Krause trả lời phỏng vấn với tờ Daily Mail vào tháng 11 năm ngoái rằng họ đã nhận được 1 email từ một trong những người bạn của gia đình, đồng thời cũng là một cựu sĩ quan tình báo Hoa Kỳ, cho rằng Jerry Krause còn sống. Người bạn nọ cũng cung cấp thông tin rằng Jerry đã bị một băng đảng tội phạm bắt giữ và sử dụng ông để buôn lậu hàng hóa giá trị cao, dù cho ông không muốn như vậy.
Ba tháng sau, bí ẩn xung quanh sự việc của Jerry Krause đã dần sáng tỏ.
Phi công Jerry Krause, người đã mất tích vào năm 2013 trong khi đang làm nhiệm vụ. Người đứng bên cạnh là vợ ông.
Hình ảnh của chiếc máy bay 17 chỗ mà Jerry điều khiển trước khi mất tích.
Các thám tử được gia đình thuê để điều tra về thông tin của Jerry cho biết họ đã gặp được ông tại một sân bay ở Ghat, Libya.
Nhà điều tra đặc biệt Stephen Komorek, người đang làm việc với gia đình Krause để tìm kiếm Jerry, phát biểu với DailyMail.com: "Chúng tôi có bằng chứng về việc Jerry còn sống. Lần cuối chúng tôi thấy anh ấy là ở một khu vực được gọi là Ghat, phía tây nam của Libya tại một sân bay cũ do Đại tá Gaddafi từng sử dụng. Các mô tả đều trùng khớp."
Komorek, cựu sĩ quan tình báo, nói rằng Ghat là một trung tâm buôn bán người nổi tiếng nên nếu Krause đang bị ép buộc phải tham gia vận chuyển người thì lý do khá dễ hiểu. Có rất nhiều vụ bắt cóc xảy ra ở Ghat, thậm chí còn có cả một liên kết buôn lậu người trực tiếp tới Angola, "ông nói. Sau các bê bối chính trị, giờ đây khu vực này thuộc quyền kiểm soát của các bộ lạc Touragg địa phương và hầu như không có luật lệ.
Hiện các nhà điều tra đang tìm cách tiếp cận và đưa Jerry trở về nhà.
Sân bay Ghat ở Libya hiện đang nằm trong tình trạng không có luật lệ.
Áp phích truy tìm thông tin của Jerry Krause do gia đình treo thưởng 5000 USD.
Gia đình Krause và đội điều tra của họ đã nỗ lực rất nhiều để gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Komorek nói nhóm của ông đã phát hiện ra rằng có một người Mỹ đang làm việc cho cơ quan tình báo ở Châu Phi với tên Krause, cho thấy có khả năng ông ta là một điệp viên.
Tuy nhiên, theo Komorek, giả thiết đó không chính xác.
"Chúng tôi đã gặp gỡ các thành viên cao cấp của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về tình báo từ hồi tháng Giêng và đã có thể xác định rằng cuộc điều tra tiếp tục của chúng tôi sẽ không thỏa hiệp bất kỳ hoạt động tình báo của Mỹ", ông nói.
"Bây giờ chúng tôi đã biết Jerry không phải là một nhân viên của bất kỳ cơ quan tình báo nào".
Gia đình Jerry Krause.
Krause đã sống ở Mali với vợ Gina khi ông biến mất. Ông đã làm việc với tư cách phi công cho một công ty hàng không với điểm đến thường xuyên là Nam Phi - nơi ông đã được nhận chiếc máy bay định mệnh và bay trở lại Mali để nâng cấp.
Sau khi ông biến mất gia đình ông đã tổ chức một tìm kiếm trong khu vực xung quanh São Tomé và Príncipe, một quốc đảo khoảng 350 dặm ngoài khơi bờ biển của Gabon. Tuy nhiên không có gì xảy ra, không tìm được một mảnh vỡ nào, không tìm được hộp đen, cũng không có cả cuộc gọi khẩn cấp nào được phát hiện. Gia đình ông Krause đã cho rằng người thân của mình đã chết và đã bắt đầu "khóc thương" cho người thân của mình. Tuy nhiên giờ đây, khi niềm hy vọng bắt đầu manh mún trở lại, gia đình Krause lại nuôi hy vọng sẽ đưa được người thân trở về.
(theo DailyMail)