Nữ phóng viên chia sẻ cuộc sống như "về hưu" trong tâm dịch virus Vũ Hán suốt 10 ngày bị phong tỏa

Diệp Lục,
Chia sẻ

Không được tụ họp, không có hoạt động vui chơi giải trí, đường phố vắng lặng như tờ, cuộc sống của một nữ phóng viên đã trôi qua như vậy suốt 10 ngày bị phong tỏa.

Các nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc đã ban hành lệnh phong tỏa để chống lại sự lây lan của virus corona suốt 10 ngày qua. Jane Zhang, một nữ phóng viên đã trở về quê nhà vào dịp Tết Nguyên đán, là một trong hàng triệu người bị mắc kẹt tại Hồ Bắc. Jane Zhang đã ghi lại cuộc sống của mình trong những ngày vừa qua.

"Là một phóng viên đã từng đưa tin về sự đổi mới của ngành công nghệ, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được nếm trải cuộc sống "về hưu" ở độ tuổi 20. Thức dậy sớm, tự nấu ăn, đọc sách và xem TV trước khi đi ngủ, đó là cuộc sống của tôi 10 ngày qua ở Hồ Bắc, tâm chấn của dịch virus viêm phổi Vũ Hán.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi từ Hồng Kông về tới quê hương, nằm gần biên giới Hồ Bắc với Trùng Khánh, vào dịp Tết Nguyên đán, tôi đã bị mắc kẹt cùng với hàng triệu người khác khi chính quyền ban lệnh phong tỏa để chống lại sự lây lan của virus chết người.

Bây giờ tất cả sân bay, đường sắt, đường cao tốc và thậm chí là đường làng đều bị chặn lại. Tết Nguyên đán là thời điểm các hoạt động giải trí như hát hò, chơi mạt chược cùng bạn bè và người thân, đi du ngoạn nhộn nhịp diễn ra. Tuy nhiên, Tết năm nay, các cuộc tụ họp đều bị hủy bỏ để tránh lây lan virus.

Nữ phóng viên chia sẻ cuộc sống như "về hưu" trong tâm dịch virus Vũ Hán suốt 10 ngày bị phong tỏa - Ảnh 1.

Nữ phóng viên chia sẻ cuộc sống như "về hưu" trong tâm dịch virus Vũ Hán suốt 10 ngày bị phong tỏa - Ảnh 2.

Đường phố không một bóng người ở tỉnh Hồ Bắc.

Cha mẹ tôi, người đã quen với việc đọc tin tức trên điện thoại thông qua Jinri Toutiao, một ứng dụng tổng hợp tin tức nổi tiếng của Trung Quốc nay đã quay lại thời kỳ xem TV như ngày xưa khi tin tức về virus corona thật giả lẫn lộn đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Cả gia đình tôi giờ đây có thói quen ngồi xem TV lúc 19 tối để xem chương trình tin tức hàng ngày do CCTV sản xuất. Nhiều đài truyền hình Trung Quốc khác cũng đã sản xuất các chương trình đặc biệt về cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra.

Mặc dù tôi không phải là người thích chơi game nhưng để giết thời gian, tôi dành một hoặc hai giờ mỗi ngày để chơi Candy Crush, một trò chơi di động nổi tiếng từ vài năm trước. Không chỉ tôi mà nhiều người khác cũng vùi mình vào các trò chơi trực tuyến hấp dẫn khi cuộc sống bị phong tỏa.

Ở những nơi khác, có hàng triệu người trong đó có cả tôi cũng theo dõi qua camera phát trực tiếp về quá trình xây dựng hai bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, nơi đang là tâm dịch của cả nước.

Nữ phóng viên chia sẻ cuộc sống như "về hưu" trong tâm dịch virus Vũ Hán suốt 10 ngày bị phong tỏa - Ảnh 3.

Bệnh viện dã chiến được xây dựng.

Những ngày dài trôi qua với bầu trời xám xịt. Một tia nắng hiếm hoi trong tuần này đã cho phép tôi ngồi bên cửa sổ và tận hưởng không khí mát trong hơn dĩ nhiên là tôi vẫn đeo khẩu trang mỗi ngày. Xe ô tô của chính quyền địa phương miệt mài trên đường phố với loa lớn, kêu gọi mọi người không đi ra ngoài, hủy các cuộc họp, đeo khẩu trang, rửa tay hàng ngày và báo cáo bất kỳ trường hợp nào bị nghi ngờ nhiễm virus.

Tôi không chắc chắn khi nào lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Và tôi không biết rõ khi nào mình có thể quay làm việc ở Hồng Kông khi họ đã cấm nhập cảnh bất cứ ai gần đây dành thời gian sống ở Hồ Bắc".

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 259 người tử vong do virus corona. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đã làm đảo lộn cuộc sống thường ngày của hàng triệu người dân Trung Quốc. Kỳ nghỉ Tết kéo dài hơn và nhiều người lo ngại rằng họ không thể quay trở lại làm việc, mất đi nhiều cơ hội vì dịch bệnh.

Nguồn: SCMP

Chia sẻ