"Nổ não" cách cân - đo - đong - đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách TÍNH CHỤC của người miền Tây, tưởng 10 nhưng có nơi TỚI TẬN 19?!

Hạ Phong,
Chia sẻ

Việt Nam đều có quy chuẩn cho các đơn vị và dụng cụ đo lường, nhưng dân gian vẫn dùng theo cách riêng của mình và mỗi nơi mỗi khác, đương nhiên là nó vẫn theo hệ thống đo lường của nhà nước.

 Sự cố BTV VTV cho rằng 01 gram = 1 lạng mới đây đã gây chú ý khắp các diễn đàn mạng xã hội. Vừa nhìn vào ai cũng biết là "có gì đó sai sai" ở đây. 

Vốn dĩ, theo quy ước của người Việt, 1 lạng bằng 1/10 cân, tức 1 lạng = 0,1kg, trong khi đó 100 gram cũng bằng 0,1kg, như vậy quy đổi ra ta có 1 lạng = 100 gram. Như vậy, thông tin mà BTV cung cấp đến khán giả là không chính xác.

BTV chuyển động 24h gây tranh cãi khi nói "1 gram bằng 1 lạng"!? - Ảnh 2.

Sự nhầm lẫn của BTV chuyển động 24h gây tranh cãi vì sai kiến thức cơ bản.

Theo đó, nhiều người cũng nhân dịp này nhắc lại chuyện cân - đo - đong đếm ở cả 3 miền. Đúng thật là có nhiều điều khó hiểu! Việt Nam đều có quy chuẩn cho các đơn vị và dụng cụ đo lường, nhưng dân gian vẫn dùng theo cách riêng của mình và mỗi nơi mỗi khác, đương nhiên là nó theo hệ thống đo lường của nhà nước.

Chuyện Cân - Đo - Đong - Đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách tính chục của người miền Tây, tưởng 10 nhưng hoá ra có nơi tới tận 16?!  - Ảnh 2.

Tóm tắt cơ bản cách gọi trong việc Cân - Đo - Đong - Đếm của người các miền.

CỤ THỂ TRONG CHUYỆN CÂN

Các đơn vị trọng lượng dùng trong mua bán phổ biến là gram, kg. Về việc cân khối lượng, tuy cách cân có khác nhau nhưng dùng chung vẫn là gram, kilogram (kg). 

Người miền Nam (cụ thể là Tây Nam Bộ) thường không gọi 100gram là 1 lạng mà gọi là "một trăm gà ram" hoặc "1 khía". 

Chuyện Cân - Đo - Đong - Đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách tính chục của người miền Tây, tưởng 10 nhưng hoá ra có nơi tới tận 16?!  - Ảnh 3.

CÒN CHUYỆN ĐO?

Người miền Nam thời xưa xác định đơn vị đo lường là hộc, thăng, vuông,... Đại trà nhất là trong cách đong gạo, lúa, thóc,... 

Trong đó, 1 hộc thóc = 1 tạ, 1 hộc = 26 thăng = 71,905 lít, 1 tạ thóc = 68kg, 1 vuông = 13 thăng = 40 lít, 1 thăng = 2,766 lít. 

Các vật dụng để đong không còn đại trà nhưng vẫn được dùng ở một số địa phương vùng sâu vùng xa...

Vào khoảng năm 1974, để tính diện tích đất đai, miền Bắc và miền Trung gọi là "sào". Sào Bắc Bộ (15 thước) bằng 360m2, sào Trung bộ (10 miếng) bằng 497m2. Còn người miền Nam lấy Công làm đơn vị đo lường diện tích đất. 

Người miền Nam phân ra 2 loại: Công Tây và Công Ta, theo quy ước địa phương. Thế nhưng chung quay, một Công đất ở Nam Bộ sẽ bằng 1000m2 = 1/10hecta (ha); như vậy 1 hecta sẽ = 10 công đất. 

Chuyện Cân - Đo - Đong - Đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách tính chục của người miền Tây, tưởng 10 nhưng hoá ra có nơi tới tận 16?!  - Ảnh 5.

THẾ ĐONG NÓ NHƯ THẾ NÀO?  

Người miền Nam ngày trước đo dùng "hộc" để đong thóc và dùng "vuông" để đong gạo. Một hộc thóc xay ra thì được 1 vuông gạo; 1 hộc thóc nặng khoảng 1 tạ. 

Ngoài ra, người miền Nam còn từng dùng thùng (một số nơi gọi là tau), lon,... làm đơn vị đong, 1 thùng = 20 lít. 

Ngày xưa lon là đơn vị đo lường của người Việt

Riêng lon, họ dùng sữa lon sữa Ông Thọ để ước lượng, 3 lon bằng 1 lít, 4 lon tương đương 1kg. Cách đong này một số miệt thứ ở miền Tây hiện vẫn còn dùng. 

Tại miền Bắc, Trung thời xưa để đong lúa, gạo, đậu… họ cũng dùng Lon sữa này nhưng thay vì gọi là Bơ họ sẽ gọi là Lon. Trong đó, 12 - 14 bơ sẽ thành 1kg. 

CÒN LÚC ĐẾM?

Điểm khác biệt nhất trong việc "đếm số" ở cả 3 miền là trong mâm cỗ, một mâm đám cưới ở miền Bắc được tính là đủ 6 người, còn ở miền Nam 1 bàn (1 mâm cỗ) thì 10 - 12 người mới được tính đủ. 

Mâm cỗ ở miền Bắc có 6 người nhưng mâm cổ ở miền Nam (điển hình là Tây Nam Bộ) thường có 10 - 12 người

Đau đầu nhất chính là cách tính "chục" ở miền Nam. Chục dùng để chỉ 10 thế nhưng trong quan niệm người miền Nam thường tính chục là 12 - 18. 

Một chục cái chén thường có 12 cái. Cau ăn trầu tính chục 16 quả. Một chục mía được tính là 12 - 14 cây. Đối với trái cây vườn như dừa tươi, cam, quýt thì một chục thường chẵn từ 10 - 14.  Chè trôi nước, các loại bánh ú, bánh ít, bánh dừa, một chục thường có 12 viên, 12 cái. 

Chuyện Cân - Đo - Đong - Đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách tính chục của người miền Tây, tưởng 10 nhưng hoá ra có nơi tới tận 16?!  - Ảnh 8.

Người miền Nam tính chục trứng là 12 quả, hiện tại không còn đại trà nhưng ở một số nơi số lượng 12 quả này vẫn được áp dụng với trứng gà ta

Ngoài ra, người miền Tây còn gọi một chục là một lố (thường cố định 12), tuy nhiên từ lố này thường để gọi những mặt hàng may mặc có liên quan đến như là vải, khăn mặt, khăn sữa, kéo cắt chỉ, quần, áo,... 

Đối với số lượng hàng hoá lớn, người miền Bắc thường gọi là lô, ri,... Còn người miền Nam thì thường dùng từ thông dụng là 1 dây,... Một lô, ri thường được tính là nghìn cái, còn một dây thì tuỳ địa phương, có nơi 100, có nơi nhiều hơn. 

"Nổ não" cách cân - đo - đong - đếm ở 3 miền: Tranh cãi nhất là cách TÍNH CHỤC của người miền Tây, tưởng 10 nhưng có nơi TỚI TẬN 19?!  - Ảnh 9.

 

Chia sẻ