Những thói quen dùng tủ lạnh "độc chết người", cần phải thay đổi gấp vì có thể sinh độc, hại thân và lãng phí dinh dưỡng

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Tủ lạnh không phải là vật dụng "vạn năng" giống như bạn nghĩ, không phải món ăn nào chúng ta cũng có thể tích trữ trong tủ lạnh và cũng chẳng phải muốn để bao lâu cũng được. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh những sai lầm dưới đây khi dùng.

1. Tích trữ những loại thực phẩm không phù hợp trong tủ

Tủ lạnh là môi trường kín và có nhiệt độ thấp. Do đó không phù hợp để tích trữ những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn, hoặc những thực phẩm ưa bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Một số thực phẩm sau đây, bạn cần tránh để vào tủ lạnh:

- Trứng đã bị vỡ: Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc Salmonella. Nếu vỏ trứng bị vỡ, số vi khuẩn này có thể xâm nhập vào trong trứng, vì thế việc nên làm là tiêu thụ càng sớm càng tốt. Nếu bạn cho số trứng này vào tủ lạnh thì có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, đe dọa sức khỏe.

- Rau xào ăn thừa: Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành "thuốc độc" nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi "Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm" tỉnh Chiết Giang cho thấy rau được nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tăng lượng nitrite lên đáng kể.

Những thói quen dùng tủ lạnh "độc chết người", cần phải thay đổi gấp vì có thể sinh độc, hại thân và lãng phí dinh dưỡng - Ảnh 1.

- Quả chuối: Chuối không nên bảo quản trong tủ lạnh vì có thể bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các chất dinh dưỡng.

- Hải sản: Hải sản rất ngon và bổ nhưng nếu được lưu trữ trong tủ lạnh qua đêm sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.

- Hành khô, tỏi: Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.

- Bánh mì: Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.

- Cà chua: Cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng.

- Quả bơ: Nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng cứng lại, không ngọt bùi nữa.

2. Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ

Khi ăn không hết, rất nhiều gia đình lại cho trực tiếp cả đĩa thức ăn vào tủ lạnh mà không đậy kín. Thực tế, ngăn mát của tủ lạnh không phải môi trường vô trùng, chúng vẫn có nhiều loại vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Nếu không đậy kỹ thức ăn, vi khuẩn trong tủ lạnh sẽ xâm nhập và làm đồ ăn của bạn biến đổi, không còn an toàn để sử dụng. Bên cạnh đó, việc không đậy kín thực phẩm cũng sẽ khiến tủ bị ám mùi.

Những thói quen dùng tủ lạnh "độc chết người", cần phải thay đổi gấp vì có thể sinh độc, hại thân và lãng phí dinh dưỡng - Ảnh 2.

3. Để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh

Nhà dinh dưỡng học người Ấn Độ Pooja Malhotra trả lời trên tờ NDTV rằng: Trong quá trình thực phẩm được làm lạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu.

Không ít người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, như vậy đồ ăn sẽ giữ nguyên ở trạng thái tươi ngon mà không sợ hư hỏng. Nhưng sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.

Những thói quen dùng tủ lạnh "độc chết người", cần phải thay đổi gấp vì có thể sinh độc, hại thân và lãng phí dinh dưỡng - Ảnh 3.

Như vậy, thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.

4. Đợi thực phẩm nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh

Nhiều người đã quen với việc chờ cho thức ăn nguội hẳn rồi mới để vào tủ lạnh vì sợ tủ bị hỏng. Tuy nhiên đây thực sự là một sai lầm.

Sau khi được mang ra khỏi bếp, thực phẩm sẽ giảm dần từ 100 độ C. Khi nhiệt độ thực phẩm xuống 60 độ C, vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển. Ở nhiệt độ 30-40 độ C, vi khuẩn sẽ sinh sôi mạnh mẽ. Nếu không được bảo quản kịp thời, thức ăn sẽ rất dễ bị hỏng, đồng thời chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

mon-an-hap-dan-thuc-khach-1-min.jpeg

Nhiều người lo lắng rằng để thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ gây ra gánh nặng cho tủ lạnh, nhưng so với khả năng nhiễm vi khuẩn cho thực phẩm thì gánh nặng này không đáng lo lắng.

Cách làm đúng nhất là đợi nhiệt độ thức ăn xuống tầm 70-80 độ C, bạn bọc kín thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp bảo quản, như vậy có thể ngăn vi khuẩn xâm nhập, giúp thực phẩm không bị ôi thiu và hư hỏng.

5. Không làm sạch tủ lạnh thường xuyên

Sau một thời gian dài sử dụng, các nguyên liệu và thực phẩm trong tủ lạnh sẽ sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn trong tủ lạnh. Nó gây mùi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Theo Tiến sĩ Li Jun từ Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trường Hải Thượng Hải, mỗi tháng các gia đình nên vệ sinh tủ lạnh một lần, đặc biệt chú ý đến các đường gioăng cao su trong tủ lạnh để đảm bảo sự sạch sẽ của tủ.

Những thói quen dùng tủ lạnh "độc chết người", cần phải thay đổi gấp vì có thể sinh độc, hại thân và lãng phí dinh dưỡng - Ảnh 5.

Chia sẻ