Những lỗi thường gặp khi đắp mặt nạ
Mùa lạnh da hanh khô rất cần dưỡng da, bổ sung nước. Một trong những cách dưỡng da hiệu quả là đắp mặt nạ. Tuy nhiên, nếu hiểu không đúng sẽ khó mang lại hiệu quả như mong đợi.
1. Mỗi ngày đều đắp mặt nạ
Mặt nạ là “dinh dưỡng” bảo vệ da, mặc dù hiệu quả rất tốt nhưng không nên dùng hàng ngày trừ khi cần thiết.
Một số mặt nạ ghi rất rõ thời hạn và chu kỳ sử dụng. Ví dụ 5 ngày một liệu trình hoặc 10 ngày dùng 3 miếng. Nếu muốn đạt được hiệu quả tốt nhất nên nghiêm túc tuân thủ theo nguyên tắc qui định. Nếu trong một thời gian dài dùng liên tục thì mỗi tuần 2 - 3 lần là đủ, nếu không da mặt dễ bị “bội thực” dinh dưỡng.
Mặt nạ đắp trực tiếp lên mặt nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra dị ứng cho da, từ đó dễ gây ra mụn, mọng đỏ, làm cho lớp biểu bì non mất đi khả năng đề kháng. Mặt nạ bổ sung nước bình thường không phải dùng, chỉ khi nào thời tiết khô hanh, da khô mới nên dùng. Mặt nạ trắng da khi đi du lịch hoặc đi công tác ở ngoài thì nên dùng hàng ngày.
2. Vừa tắm vừa đắp mặt nạ
Vừa tắm vừa đắp mặt nạ thực ra là một cách thông minh để tiết kiệm thời gian nhưng không phải loại nào cũng thích hợp. Chỉ loại mặt nạ hoa quả là hiệu quả nhất còn mặt nạ đắp trực tiếp lên mặt không nên dùng, bởi vì hơi nước sẽ ngăn cản dưỡng chất từ mặt nạ tiếp xúc với da, ảnh hưởng đến hiệu quả của mặt nạ.
Ngoài ra, khi tắm bạn có thể vừa tắm vừa bôi kem matxa mặt, vì hơi nước sẽ giúp làm mềm các tế bào chết của da, giúp tẩy sạch da chết dễ dàng hơn.
3. Da dầu không nên đắp mặt nạ
Mặt nạ rất cần cho da dầu. Những người có làn da này có thể chọn 3 loại sau: mặt nạ khống chế dầu, mặt nạ làm sạch tận sâu trong da và mặt nạ giữ ẩm do đặc trưng của làn da này là thường xuyên thiếu nước, bề mặt da thường vừa khô vừa dầu.
Đối với loại da dầu thì thứ tự dùng mặt nạ phải có quy tắc, trong một tuần dùng mặt nạ khống chế dầu và mặt nạ giữ ẩm, cách tuần sau lại dùng mặt nạ làm sạch và mặt nạ giữ ẩm.
4. Mặt nạ tự nhiên luôn tốt nhất
Rất nhiều chị em sau khi xem ti vi, tạp chí “bày” cách tự làm mặt nạ đã nhanh chóng áp dụng. Đây là một cách vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhưng thực chất hiệu quả của chúng chỉ rất có hạn. Khi vừa làm xong, bạn cảm thấy ngay hiệu quả, da trơn mượt nhưng đến ngày hôm sau thì da lại trở về trạng thái cũ.
Nguyên nhân là do thành phần loại mặt nạ tự chế này hoàn toàn tự nhiên, chưa được xử lý nên các phân tử vi chất trong nó rất lớn, da không thể hấp thụ. Vì vậy, mặc dù dơn giản, tiết kiệm nhưng lại không có hiệu quả.
5. Thường xuyên sử dụng mặt nạ dạng dính
Mặt nạ dạng dính là lợi dụng sự dễ dàng kết dính và tiếp xúc của mặt nạ với làn da, khi đắp xong, lúc bóc mặt nạ cũng là lúc mụn đầu đen, da chết và dầu mỡ đều lần lượt “bong” theo.
Mặt nạ dạng dính có tác dụng làm sạch rất mạnh nhưng gây tổn thương cho da cũng rất lớn. Nếu dùng không đúng có thể làm hỏng da, to lỗ chân lông và dễ dị ứng da. Vì vậy, bạn nên thỉnh thoảng dùng mặt nạ dạng dính, có thể dùng mặt nạ bổ sung protein dạng đắp để thay thế.
6. Không sử dụng mặt nạ cho mắt
Độ dày da mắt chỉ bằng ¼ da thường, vì vậy da mắt càng cần phải được bảo vệ. Rất nhiều mặt nạ, đặc biệt là loại làm sạch làm trơn da, thành phần trong đó sẽ gây kích ứng cho làn da yếu đuối ở vùng mắt, vì vậy nên tránh sử dụng.
Nhưng nếu muốn tăng cường bảo vệ da vùng mắt, sử dụng mặt nạ mắt là cần thiết. Đặc biệt là trong trường hợp các vùng da quanh mắt thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, gây ra nếp nhăn thì cần phải tập trung “bảo dưỡng”.
Mặt nạ mắt mỗi tuần đắp 1 - 2 lần là được và nên kết hợp dùng với kem mắt mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
7. Tuyệt đối không được lãng phí “tinh chất” trong mặt nạ
Bạn có ý thức tiết kiệm là rất tốt nhưng phải dùng đúng lúc đúng chỗ. Nếu thời gian đắp mặt nạ quá lâu sẽ dẫn đến da mất nước, mất dinh dưỡng. Vì vậy ngoài tuân thủ chỉ dẫn ra, bạn có thể dựa vào các loại mặt nạ khác nhau để áp dụng cho từng thời gian khác nhau.
Những loại mặt nạ dạng bột, dạng đắp thì thường 15 - 20 phút sau là phải rửa đi để tránh mặt nạ khô, hấp thụ trở lại dinh dưỡng trong da. Nếu bạn thực sự “tiếc” những “chất tinh hoa” có trong mặt nạ thì bạn cũng có thể đắp nó lên các bộ phận khác của cơ thể.
8. Mặt nạ không nên quá dày
Mặt nạ cần phải dày một chút có đúng không? Đúng thế. Mặt nạ dày đắp lên mặt, nhiệt độ da tăng lên, đẩy mạnh tuần hoàn máu, làm cho thành phần dinh dưỡng trong tế bào thẩm thấu và khuếch tán càng tốt hơn. Những chất protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biều bì da, được giữ lại, làm cho da trơn mịn, căng bóng. Nhiệt độ da tăng lên còn làm mềm các tế bào chết, lỗ chân lông nở to, làm cho những chất cặn bẩn tích luỹ ở bên bị “đẩy” ra.