Những kỹ năng thoát hiểm sống còn cần ghi nhớ khi máy bay gặp sự cố

PV,
Chia sẻ

Bạn sẽ vẫn có cơ hội sóng sót nếu giữ bình tĩnh, ghi nhớ những hướng dẫn an toàn và tận dụng thời gian vàng để thoát thân trong trường hợp máy bay xảy ra tai nạn.

Vụ việc máy bay Boeing 737 chở 133 hành khách rơi phía Nam Trung Quốc vào chiều 21/3 đã khiến dư luận không khỏi xôn xao. Trong bối cảnh đi lại bằng đường hàng không ngày càng phổ biến thì nhiều sự cố máy bay cũng thường xuyên xảy ra. 

Theo thống kê, những người thiệt mạng do rơi máy bay (chủ yếu là do ngạt khói và cháy) đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng. Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp bạn tự cứu mạng mình khi rơi vào một thảm kịch hàng không.

1. Giữ bình tĩnh

Giữ bình tĩnh không còn là một lời khuyên nữa, mà là một kỹ năng sống còn cần bạn chuyên tâm luyện tập. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần bình tĩnh và thật tỉnh táo để xử lý các tình huống xảy ra cho mình cũng như người bên cạnh.

Nếu máy bay gặp sự cố, hành khách cần bình tĩnh, lắng nghe chỉ dẫn của tiếp viên hàng không là hành động tối cần thiết khi đi máy bay để đảm bảo an toàn.

Những kỹ năng thoát hiểm sống còn cần ghi nhớ khi máy bay gặp sự cố - Ảnh 1.

Các nghiên cứu đều cho thấy, việc có một khái niệm từ trước sẽ làm gì trong trường hợp máy bay rơi hoặc hạ cánh khẩn cấp là điều tối quan trọng để sống sót. Trước hết bạn phải lắng nghe các chỉ dẫn về an toàn và đọc tờ hướng dẫn có sẵn trên máy bay. Đây là việc làm đơn giản dễ bị nhiều người đi máy bay bỏ qua, nhưng nếu không chú ý bạn sẽ không thể biết chính xác cách tìm ra lối thoát hiểm gần nhất khi khẩn cấp.

 2. Chọn chỗ ngồi hợp lý 

Sống sót khi máy bay rơi không phải là chuyện hoàn toàn hên xui như trúng số. Vị trí chỗ ngồi là một trong những yếu tố quan trọng được tính tới. Trên máy bay có những chỗ ngồi “tăng khả năng sống” hay ít nhất là “giảm khả năng chết” khi xảy ra tai nạn hàng không.

Tạp chí Popular Mechanics từng thống kê tất cả các tai nạn hàng không từ năm 1971 và phát hiện chỗ ngồi phía sau là an toàn nhất cho hành khách, giúp họ tăng cơ hội sống sót đến 40% so với những ai ngồi ở những dãy ghế đầu.

Ngoài ra, vị trí sát lối đi và cạnh cửa thoát hiểm cũng là những lựa chọn an toàn nhất nên bạn hãy cố gắng chọn vị trí này khi có thể, để bản thân được an toàn khi máy bay gặp sự cố.

Những kỹ năng thoát hiểm sống còn cần ghi nhớ khi máy bay gặp sự cố - Ảnh 2.

Điều này từng được Giáo sư Ed Galea của Đại học Greenwich (Anh) một chuyên gia về an toàn trong hỏa hoạn tìm ra. Ông tìm ra “nguyên lý” này sau khi nghiên cứu trên 100 tai nạn máy bay và phỏng vấn khoảng 1.900 người sống sót.

Tuy nhiên trên máy bay chỉ có vài chỗ nằm ở vị trí lý tưởng đó, đâu thể dành cho tất cả mọi người?

3. Thắt dây an toàn

Điều này không chỉ giúp bạn hạn chế những va đập dẫn đến bất tỉnh khi máy bay rung lắc mà còn nâng cao tỷ lệ sống sót nếu máy bay rơi, ngay cả trong lúc ngủ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn thắt dây an toàn và đúng cách khi ngồi trên máy bay. Đó là khi dây đai ở vị trí dễ với tay tới nhất, thấp hơn vùng xương chậu, nơi có cấu trúc cứng cáp nhất để nâng đỡ lực.

Những kỹ năng thoát hiểm sống còn cần ghi nhớ khi máy bay gặp sự cố - Ảnh 3.

4. Tư thế an toàn

Cũng giống như chỗ ngồi, có nhiều ý kiến khác nhau về tư thế hành khách trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ bản thân. Nhưng điều trớ trêu là một trong những tư thế được gợi ý là gập người sát đầu gối lại không thể thực hiện được, nếu hành khách đi hạng ghế phổ thông, nơi mà khoảng không phía trước bạn không đủ rộng để thực hiện tư thế đó.

Trong vụ rơi chiếc máy bay M1 Kegworth năm 1989 có 79 trong số 126 người trên khoang thoát chết. Nhưng nhiều người may mắn này đã bị gẫy gập phần chân dưới đầu gối, do tư thế ngồi duỗi chân hoặc dựa vào phần ghế trước. Do đó trong trường hợp khẩn cấp hãy đặt chân thẳng trên sàn máy bay và đặt hành lý xách tay phía dưới ghế ngồi phía trước để tạo thành một cái đệm giảm va đập chân với ghế.

Nếu có thể bạn hãy thực hiện những biện pháp bảo vệ bổ sung cho phần đầu của mình như sử dụng một chiếc gối. Đồng thời đảm bảo rằng không có những vật cứng và nhọn trong người bạn như bút chì, và giữ vững tư thế an toàn cho đến khi máy bay dừng hẳn.

5. Để ý cửa thoát hiểm trên máy bay

Bất kể đi bằng máy bay gì, hành khách cũng phải chú ý đến cửa thoát hiểm gần nhất ghế ngồi của mình. Mỗi máy bay chở khách có số lượng cửa thoát hiểm khác nhau, được bố trí theo từng cặp ở phía trước, ở giữa, ở phía sau máy bay và nhiều nhất là có 8 cửa thoát hiểm. 

Mỗi khu vực cửa thoát hiểm đều có ghế ngồi dành cho tiếp viên. Tiếp viên sẽ chịu trách nhiệm tại cửa thoát hiểm đó, trong một vài trường hợp cụ thể, tiếp viên có trách nhiệm hướng dẫn hành khách ngồi cạnh cửa thoát hiểm chỉ được mở cửa trong tình huống khẩn cấp.

Những kỹ năng thoát hiểm sống còn cần ghi nhớ khi máy bay gặp sự cố - Ảnh 4.

Thực tập cách mở đai an toàn để có thể ứng phó nhanh khi tình huống xấu xảy ra.

Ngoài ra, thực tập mở đai an toàn thật nhanh cũng là điều có lợi. Bằng cách đó, khi máy bay ngập khói, hành khách có thể mau chóng thoát ra ngoài, tất nhiên là trong trường hợp máy bay đã rơi xuống mặt đất (mà hành khách vẫn còn thở) hoặc khi máy bay đang trên biển.

Chia sẻ