Những đại kỵ khi ăn gan lợn để tránh nhiễm độc, bệnh chuyển nặng hoặc gây dị tật thai nhi
Gan lợn bổ dưỡng, nhiều chất sắt và những vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, nếu chế biến gan lợn cùng với những thực phẩm này, hoặc với người mắc những căn bệnh sau đây tuyệt đối không được ăn gan lợn nếu không muốn bệnh tiến triển nặng hơn hoặc gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu protein và sắt. Trong 100g gan lợn có chứa đến chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt. Ngoài ra, gan cũng chứa nhiều vitamin A, giúp bổ mắt và tăng cường sức đề kháng, trong những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A nhất, gan lợn đứng thứ 2 chỉ sau gan gà. Chưa hết, gan lợn còn chứa rất nhiều vitamin B, các loại men như men tiêu hóa, men thải độc, tốt cho người thiếu máu, mù màu, còi xương.
Trong gan có giá trị dinh dưỡng cao, gan chứa hàm lượng các chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể như vitamin A, các loại vitamin nhóm B, D, đạm, acid folic ( B9), sắt, ngoài ra còn chứa một số loại men tiêu hóa...
Với giá trị dinh dưỡng như vậy, việc ăn gan có thể giúp phòng ngừa hay điều trị thiếu máu, suy nhược... Không chỉ vậy, trong gan có hàm lượng vitamin A rất cao hơn hẳn so với các loại thịt, cá, trứng, sữa... Từ đó có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị quáng gà, giúp sáng mắt, ngăn ngừa khô mắt, phòng tránh mỏi mắt, còi xương...
Nhiều người lo lắng việc sử dụng gan sẽ tàn dư nhiều độc tố gây hại cho cơ thể, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Bởi gan là nhà máy giúp cơ thể động vật thải các chất độc, cho nên khi các chất độc sẽ đi qua gan và được chuyển hóa, phân hủy và đào thải ra bên ngoài.
Mặc dù có nhiều lợi ích, gan lợn cũng có không ít mặt xấu, tiêu thụ quá nhiều nó còn trở thành thuốc độc cho cơ thể. Trong gan lợn chứa rất nhiều cholesterol và kim loại nặng. Mặc dù đây là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đừng quên tất cả thức ăn khi lợn ăn đều phải qua gan để giải độc. Trong quá trình thải độc, gan vô tình giữ lại nhiều chất độc hại tồn dư như chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, kim loại nặng, v.v.. Vậy nên, người khỏe mạnh cũng không nên tiêu thụ quá nhiều gan lợn, cụ thể là không quá 2-3 khẩu phần gan một tháng (80g/ khẩu phần).
Gan lợn kỵ nước cam
Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu.
Theo đó, nếu xào gan lợn với giá đỗ vì trong đỗ có nhiều vitamin C sẽ khiến cho giá đỗ bị mất đi gần như hoàn toàn chất dinh dưỡng.
Trong gan lợn chứa một lượng lớn hàm lượng nguyên tố đồng. Nguyên tố này kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C bị oxy hóa mất đi chức năng ban đầu.
Không ăn gan lợn xào giá đỗ
Gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ. Vitamin C trung tính và có tính kiềm không ổn định, trong khi gan có nhiều vi lượng như đồng, sắt nên dễ làm oxy hóa phân giải vitamin C.
Không ăn gan lợn và gỏi cá
Theo Đông y, gỏi cá là thực phẩm sống lạnh kết hợp với gan heo sẽ sinh ra chứng trường ung, gây trướng bụng, khó tiêu. Nếu gặp phải trường hợp này, có thể dùng nước cam thảo nóng để trị.
Gan động vật nói chung và gan lợn nói riêng không nên xào nấu lẫn với những loại rau quả củ giàu vitamin C như giá đỗ. Ảnh minh họa: InternetKhông ăn gan lợn kết hợp rau cần, cà rốt. Gan lợn chứa các ion kim loại làm phân giải vitamin C, gây mất tác dụng của cà rốt. Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Không ăn gan lợn và cải xoăn
Kết hợp cải xoăn với gan lợn sẽ làm cho hàm lượng vitamin C dồi dào trong cải xoăn bị phân giải và không có tác dụng. Do đó không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau. Nếu bạn kết hợp chung nhiều lần quá thường xuyên có thể dẫn tới sỏi thận, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Một số lưu ý khi chế biến gan lợn
Trong gan có chứa rất nhiều độc tố, một phần do lượng chất độc trong thức ăn đem vào cơ thể còn tồn dư, một phần là do chức năng gan là mơi giải độc nên nhiều chất độc tập trung hết vào gan.
Vì thế, khi ăn gan lợn phải chế biến thật kỹ, tuyệt đối không ăn gan chưa chín, còn tái hoặc chưa qua chế biến có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Bởi vậy, khi nấu gan lợn bạn nên nấu với lửa to và nấu chín kỹ mở vung để nhưng độc tố tồn dư trong gan có thể bốc hơi đi.
Ai không nên ăn gan lợn?
Gan có những lợi ích đối với cơ thể, nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn gan. Bởi ngoài dưỡng chất có trong gan thì trong gan nói riêng và nội tạng động vật nói chung còn chứa một lượng lớn chất béo không tối cho cơ thể. Cho nên người mắc bệnh một số bệnh sau thì không nên ăn gan:
Người mắc bệnh tăng mỡ máu
Hàm lượng chất béo trong gan, đặc biệt là gan lợn là rất lớn do đó những người mắc bệnh mỡ máu cao nếu ăn gan sẽ làm nồng độ mỡ trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Điều này làm cho tình trạng mỡ máu khó kiểm soát hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp...
Người mắc bệnh về gan
Những người mắc các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan... không nên ăn gan. Bởi vì tế bào gan không tốt sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt hầm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải tăng cường hoạt động. Điều này với những người bình thường thì không sao nhưng với những người chức năng gan suy giảm thì không nên.
Với người bệnh gan (viêm gan B, xơ gan, v.v..) gan gặp vấn đề khi đào thải độc tố amoniac (NH3) tạo ra khi cơ thể hấp thụ protein. Những độc tố này không được đào thải mà lưu lại trong máu, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của não bộ. Đối với người bị viêm gan nghiêm trọng, do niêm mạc dạ dày bị sưng, lớp lông tơ ở ruột non trở nên dày và ngắn, dịch mật bài tiết mất cân bằng… làm cho chức năng hô hấp, tiêu hóa giảm. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, ba ba, thịt nạc thì sẽ gây ra tiêu hóa không tốt, dẫn tới chướng bụng, đầy bụng.
Thêm vào đó, những độc tố, tồn dư từ thức ăn chăn nuôi, kim loại nặng vẫn còn lưu lại trong gan lợn sẽ trở thành gánh nặng mới cho lá gan đang rất yếu của bạn. Với những người bị mắc bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B, người bệnh cần rất cẩn thận, tránh nạp nhiều đạm, tăng cường vitamin và chất chống oxy hóa để chức năng gan được hồi phục.
Người bị huyết áp cao
Lượng cholesterol cao trong gan góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, bệnh tim mạch... cho nên gan không được khuyến cáo ở những người tăng huyết áp.
Người mắc bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa chất đạm làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến acid uric dư thừa lắng đọng vào khớp gây đau. Do đó, những người bị gout cần hạn chế đạm có gốc purin như phủ tạng động vật. Trong đó có gan là đồ ăn có chứa nhiều đạm gốc purin nên người mắc bệnh gout không nên ăn gan.
Những người nguy cơ thừa vitamin A
Những người có chế độ ăn uống giàu chất vitamin A thì nên hạn chế ăn gan, bởi trong gan có chứa hàm lượng vitamin A rất lớn mà việc thừa vitamin A có nguy cơ gây ra độc cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ giúp cho sự phát triển cơ thể nhưng nếu như thừa thì cũng rất nguy hiểm, nếu thừa nhiều còn có nguy cơ tử vong.
Phụ nữ mang thai
Nên tránh ăn gan khi bạn mang thai, bởi gan động vật chứa nhiều vitamin A nếu sử dụng nhiều có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại thuốc hay bổ sung vitamin A nhiều vì nguy cơ dị tật thai nhi.
Lưu ý khi ăn gan lợn
Không nên ăn quá nhiều gan, bởi gan có hàm lượng cholesterol cao nên nguy cơ bị tăng mỡ máu nếu ăn nhiều. Cho nên nếu bạn thắc mắc ăn nhiều gan có tốt không, thì câu trả lời là không. Gan sẽ tốt khi bạn ăn vừa đủ, nhiều nhất là 2 lần mỗi tuần.
Lựa chọn gan như thế nào cũng rất quan trọng, tránh những lá gan đã bị hỏng thì nên chọn loại có màu sáng, không quá thâm hay có đốm trắng, vàng...
Không ăn gan chưa qua chế biến và cần sơ chế kỹ, nấu chín để tránh nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn do gan bị bệnh.
Một số kiêng kỵ khi nấu gan nên tránh như: Tránh gan động vật kết hợp với gỏi cá, rau cần hay carot... Làm mất tác dụng của các loại rau củ hay tăng nguy cơ gây bệnh.