Những bài học "kỳ lạ" ở ngôi trường đẹp như resort tại TP.HCM: Nhỏ bé thôi, nhưng quyết định cách con đối mặt cuộc đời
Ngôi trường này đã và đang âm thầm gieo những hạt mầm như thế bằng những "bài giảng" không có trong sách vở nhưng góp phần định hình một thế hệ học sinh mạnh mẽ về tinh thần và giàu lòng thấu cảm.
"Con sẽ làm gì nếu không ai chơi với con?" - trong tiết học Wellbeing tại eSchool, ngôi trường thiên nhiên xinh đẹp tọa lạc tại TP. Thủ Đức, TP. HCM, cô Sarah, Trưởng phòng Wellbeing, đã đặt ra câu hỏi ấy cho một em học sinh.
Câu trả lời của em là: "Con sẽ đếm con voi". Khi cô nhẹ nhàng gợi mở thêm: "Ngoài việc đếm voi, con còn có thể làm gì nữa nhỉ?", cậu bé ngập ngừng khẽ nói: "Hello, mình chơi cùng bạn được không?". Một câu chào nhỏ, nhưng lại là bước khởi đầu cho một điều lớn lao: Dám chủ động kết nối.
Cũng trong một tiết học khác, cô giáo hỏi: "Gương mặt con sẽ thế nào khi con tức giận, buồn, hay vui vẻ?". Các em lần lượt tạo dáng với đủ kiểu biểu cảm: Nhăn mặt, chu môi, tròn mắt… rồi bật cười. Vui là vậy, nhưng đằng sau đó là bài học quan trọng, rằng con biết cảm xúc đang đến và học cách thể hiện, gọi tên cảm xúc đó. Không còn là những cơn giận lặng lẽ hay sự buồn bã giấu kín, trẻ dần học cách nói ra điều mình đang cảm thấy.

Ngôi trường xinh đẹp tràn ngập sắc xanh ở Thủ Đức, TP.HCM
Ở eSchool, những bài học như thế không hiếm. Chúng diễn ra không chỉ trong lớp học, mà còn trong từng khoảnh khắc đời thường, từng cuộc trò chuyện giữa thầy và trò, từng ánh mắt lắng nghe đầy thấu cảm; Từ giờ Thể dục, Mỹ thuật, đến các dự án nhóm, các lễ hội hoặc thậm chí trong những giờ ra chơi, thầy cô đều khéo léo lồng ghép các yếu tố của Wellbeing như: Giao tiếp tích cực, quản lý cảm xúc, tư duy cảm thông, v.v...
Chính từ những trải nghiệm nhỏ ấy, xây dựng nền tảng nội lực từ bên trong, giúp con dần hiểu rõ bản thân hơn, biết yêu thương chính mình và cư xử tử tế với người khác.
Ngôi trường hạnh phúc được xây từ những điều nhỏ nhất
Wellbeing tại eSchool không phải là một môn học đơn thuần, mà là hành trình xây dựng nội lực cho học sinh với khung chương trình Oxford International Curriculum (OIC) được thiết kế khoa học. Bốn trụ cột chính của môn học gồm: Chăm sóc cơ thể, Chăm sóc tâm trí, Chăm sóc các mối quan hệ và Chăm sóc bản thân & thế giới - như những viên gạch nền vững chắc cho quá trình trưởng thành của mỗi học sinh. Wellbeing được giảng dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến hết lớp 8, với hai đến bốn tiết mỗi tuần, tùy theo độ tuổi, theo đúng tinh thần "giáo dục toàn diện từ gốc rễ".
Điểm đặc biệt là cùng một chủ đề được lặp lại và đào sâu theo từng khối lớp theo mô hình "đồng tâm xoắn ốc". Học sinh được học thông qua lý thuyết, thực hành và trải nghiệm thực tế: từ bài tập tình huống, hoạt động nhóm, đến các dự án gắn liền đời sống. Nhờ đó, các em không chỉ dễ tiếp thu mà còn vận dụng ngay trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhà trường có hẳn một bộ phận Wellbeing chuyên trách, gồm những chuyên viên tâm lý học đường luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ học sinh, đồng thời tư vấn cho phụ huynh về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và hành vi của con em mình.
Các em cũng được học trong mô hình "Nhà trong Trường" lấy cảm hứng từ mô hình trường nội trú của Anh, nơi mỗi học sinh thuộc về một "nhà" riêng (House) với 5-7 lớp, có quản lý riêng, giáo viên riêng, tạo cảm giác gần gũi như một gia đình thu nhỏ.
Không gian vật lý cũng được thiết kế để hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Tại cổng vào của trường, "Bức tường Wellbeing" được trang trí với nhiều chủ đề như lòng tốt, sự biết ơn, những lời nhắn tích cực do chính học sinh viết ra. Tháng trước, trường tổ chức hoạt động "Cây tử tế" - nơi các em tự tay viết những lời tử tế lên lá và hoa để gắn lên cây như những mảnh ghép nhỏ góp phần nuôi dưỡng lòng nhân ái.



"Bức tường Wellbeing" được trang trí với nhiều chủ đề như lòng tốt, sự biết ơn, những lời nhắn tích cực do chính học sinh viết ra.
Ngày 20/11, bức tường Wellbeing còn có thêm những hộp thư nhỏ, nơi học sinh gửi thư tay cho giáo viên như một cách thể hiện lòng biết ơn và sự kết nối đầy tình cảm. Những điều tưởng như giản dị ấy lại có sức mạnh chữa lành và gắn kết cả cộng đồng trường học.

Bức tường Wellbeing còn có thêm những hộp thư nhỏ, nơi học sinh gửi thư tay cho giáo viên như một cách thể hiện lòng biết ơn và sự kết nối đầy tình cảm.
eSchool chú trọng xây dựng các không gian thực hành kỹ năng điều chỉnh cảm xúc như tĩnh lặng (mindfulness), thư giãn, hít thở sâu. Học sinh cũng được khuyến khích tham gia thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, các trò chơi vận động nhằm tăng cường sức khỏe thể chất và giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Định kỳ, trường tổ chức workshop cùng chuyên gia tâm lý để nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần và trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân, hỗ trợ bạn bè.
Những ngày hội đặc biệt như Sports Day, Pajamas Day (ngày mặc đồ ngủ đến trường), hay Dress-up Day (hóa trang thành nhân vật yêu thích) được tổ chức ở trường không chỉ để giải trí, mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện cá tính, học cách chấp nhận sự khác biệt, và nuôi dưỡng sự tự tin.
Nhà trường tổ chức nhiều buổi hội thảo dành riêng cho phụ huynh, nhằm chia sẻ về tâm lý lứa tuổi, cách đồng hành cùng con trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng con, từ ngày hội thể thao, giáng sinh đến những chuyến dã ngoại hoặc các hoạt động thiện nguyện như một cách để cùng con vun bồi những giá trị sống tích cực.
Chính sự tích hợp nhuần nhuyễn ấy đã giúp Wellbeing không chỉ là một môn học độc lập, mà trở thành một "dòng chảy" xuyên suốt trong đời sống học đường, nhẹ nhàng nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách các em qua từng ngày đến lớp.


Những lời nhắn nhủ đáng yêu


Sự thay đổi bắt đầu từ bên trong
Sau một thời gian triển khai chính thức môn Wellbeing, eSchool nhận thấy những thay đổi tích cực rõ rệt ở học sinh: Các em năng động hơn, tự tin hơn và đặc biệt là biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Có em vốn rất rụt rè, nhưng giờ đã dám xung phong phát biểu, giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Các em học được cách nhận diện, gọi tên và ứng phó với các trạng thái cảm xúc khác nhau một cách lành mạnh, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, lo âu và biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.



Chú thích ảnh

ESchool đã và đang âm thầm gieo những hạt mầm như thế bằng những "bài giảng" không có trong sách vở, nhưng thấm đẫm tình người và đầy ắp hy vọng.
Các em thể hiện sự tự chủ cao hơn, có khả năng đối diện với những thử thách trong học tập và cuộc sống một cách tích cực, biết tìm kiếm giải pháp và không dễ dàng bỏ cuộc. Tư duy phản biện và khả năng thích ứng linh hoạt cũng được các em phát triển rõ rệt. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam như sự lễ phép, lòng biết ơn và tinh thần tương thân tương ái không chỉ được các em lĩnh hội mà còn được thể hiện một cách tự nhiên và chân thành trong mọi hành động.
Giữa một thế giới đầy biến động, kỹ năng học thuật là chưa đủ. Điều mà trẻ em cần nhất để trưởng thành chính là khả năng thấu hiểu bản thân, làm chủ cảm xúc và xây dựng các mối quan hệ tích cực.
Và ngày qua ngày, những người lớn ở eSchool đã và đang âm thầm gieo những hạt mầm như thế bằng những "bài giảng" không có trong sách vở, nhưng góp phần định hình một thế hệ học sinh mạnh mẽ về tinh thần và giàu lòng thấu cảm.