Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị gấu tấn công đến chết và bức ảnh chụp "thủ phạm" cuối đời gây ám ảnh nhưng che giấu sự thật ít ai biết

Imacho,
Chia sẻ

Bức ảnh này được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến cái chết của nhiếp ảnh gia nổi tiếng thêm bi kịch nhưng ít ai biết nó là "hàng fake".

Michio Hoshino sinh năm 1952, là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ gốc Nhật. Tác phẩm của Michio thường là thiên hiên hùng vĩ ở Alaska, từng được đánh giá là một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất thời điểm đó. Tuy nhiên, bức ảnh gắn với tên tuổi của Michio lại chính là ảnh chụp một con gấu được lan truyền khắp mạng xã hội và mọi người tin rằng đó chính là khoảnh khắc cuối đời của vị nhiếp ảnh gia tài năng này trước khi bị con vật tấn công đến chết vào ngày 8/8/1996.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị gấu tấn công đến chết và bức ảnh chụp "thủ phạm" cuối đời gây ám ảnh nhưng che giấu sự thật ít ai biết - Ảnh 1.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị gấu tấn công đến chết và bức ảnh chụp "thủ phạm" cuối đời gây ám ảnh nhưng che giấu sự thật ít ai biết - Ảnh 2.

Được biết, vào ngày định mệnh ấy, Michio đã bị một con gấu nâu giết chết khi đi đến khu vực hồ Kurilskoye, Kamchatka Peninsula, phía Đông nước Nga. Thời điểm đó, anh là thành viên của một đội đang thực hiện bộ phim tài liệu về gấu nâu dự kiến sẽ được phát sóng trên truyền hình Nhật Bản. Vào khoảng 4h sáng, một con gấu nâu to lớn đã đột nhập vào lều của Michio dựng bên bờ sông. Những người đi cùng nghe thấy tiếng hét của Michio và nhanh chóng chạy đến giúp đỡ anh nhưng con gấu đã sớm lôi vị nhiếp ảnh gia kia vào khu rừng. Đội cứu hộ sau đó tìm được thi thể của Michio trong rừng.

Theo lời kể lại của một nhân chứng, cabin của Michio khi đó chật cứng những người thuộc đội truyền hình Nhật Bản nên anh đã chọn đi vào ngủ trong lều. 

"Bi kịch xảy ra vào khoảng 4h sáng. Tôi bị đánh thức bởi tiếng gọi của một người quay phim: 'Lều! Gấu! Lều!". Trong 2 giây, 2 anh em tôi cùng những người khác đã nghe thấy tiếng khóc của Michio và tiếng gầm gừ của con gấu. Khi đó, trời còn tối nên chúng tôi sử dụng đèn pin để rọi vào căn lều kia trước khi nhìn thấy con gấu đi ra bãi cỏ cách đó 10m. Chúng tôi bắt đầu la hét để đe dọa nhưng con vật chẳng hề bị kinh động. Tôi còn dùng xẻng đập vào xô kim loại để tạo nên tiếng động lớn. Con gấu chỉ ngẩng mặt lên 1 lần trong tích tắc trước khi tiếp tục gặm thi thể của Michio và lẩn vào bóng đêm biến mất" - hướng dẫn viên Igor Revenko kể lại.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị gấu tấn công đến chết và bức ảnh chụp "thủ phạm" cuối đời gây ám ảnh nhưng che giấu sự thật ít ai biết - Ảnh 3.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị gấu tấn công đến chết và bức ảnh chụp "thủ phạm" cuối đời gây ám ảnh nhưng che giấu sự thật ít ai biết - Ảnh 4.

Thế là bức ảnh con gấu tấn công vào căn lều được cho là khoảnh khắc cuối đời của Michio lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Vậy nhưng, bức ảnh này lại có nhiều chi tiết thiếu logic với những gì nhân chứng kể lại.

Đầu tiên là ánh sáng phía sau con gấu, rõ ràng là trời chẳng thể sáng như vậy lúc 4h sáng mà nhiều khả năng bức ảnh được chụp vào buổi trưa. Tiếp đến là chiếc mũi của con gấu, dù khi đó nó đã bước vào trong lều nhưng mũi vẫn được chiếu sáng rất nhiều. 

Nhìn vào bóng cây phía sau và ánh sáng trong lều, tất cả mọi thứ đều cho thấy Mặt trời đang chiếu từ bên phải của nhiếp ảnh gia. Thế nhưng, con gấu thì ngược lại, ánh sáng chiếu vào nó từ bên trái. Điều này cho thấy nhiều khả năng ai đó bên ngoài đang rọi thêm đèn.

Với tất cả những bằng chứng ấy, có thể khẳng định rằng đây rõ ràng là một bức ảnh giả, được đưa ra nhằm tăng thêm sự bi kịch trong cái chết của Michio hoặc có thể sử dụng để "câu view".

Sau đó, người ta đã xác định được nguồn gốc của bức ảnh này, nó là sản phẩm photoshop của người dùng có tên là BonnySaintAndrew cho cuộc thi Final Photo 9.

(Nguồn: Quora, Snopes)

Chia sẻ