Nhận diện căn bệnh phụ nữ dễ mắc gấp 3 lần nam giới
Theo dự đoán của chuyên gia y tế, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch cùng với sự phát triển kinh tế và thay đổi nếp sống. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số người mắc bệnh.
Bệnh nhiều người mắc nhưng ít người biết
Trung bình một ngày bạn bước 10 nghìn bước chân, ước tính bàn chân bạn đi 184.000km trong cuộc đời, đủ cho một hành trình vòng quanh thế giới. Từ khi bạn sinh ra đến năm 65 tuổi, cộng dồn cân nặng đè lên chân là bạn là 50,000,000 tấn. Vậy có bao giờ bạn hỏi nó đã lão hóa hay chưa. Tin ko, nó rất có thể đã già hơn so với tuổi của bạn đó.
Và nó rất có thể đã bị suy giãn tĩnh mạch căn bệnh đang rất nhiều người mắc nhưng ít người biết. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng khiến các tĩnh mạch bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch dẫn đến các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các mức độ khác nhau.
Chân bạn bao nhiêu tuổi?
Tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ở nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số người mắc bệnh. Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ. Một trong những lý do nữa giải thích cho tỷ lệ nữ giới có thể mắc bệnh cao là do lúc mang thai, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột, lượng nội tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chân.
Đôi chân mắc phải căn bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ chỉ "làm nũng" các chị em nhẹ nhàng ở giai đoạn đầu của bệnh. Thậm chí sẽ chỉ là những dấu hiệu rất phổ biến như đau, mỏi, sưng chân, nặng chân hoặc chuột rút khiến bạn nhầm tưởng đến những bệnh xương khớp vặt vãnh. Thế nhưng, khi bị bỏ lơ, chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển với các triệu chứng tăng dần theo thời gian như các vết loét hình thành trên da ở vị trí tĩnh mạch bị giãn, cục máu đông hình thành khi các tĩnh mạch sâu trong chân bị phì đại kéo dài và nguy hiểm hơn cả là các tĩnh mạch suy giãn ở gần bề mặt da có thể vỡ ra và gây xuất huyết.
Bên cạnh những người nhiều tuổi, mang thai hay béo phì, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cũng thường gặp ở những chị em có các công việc đặc thù phải đứng lâu, ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, giáo viên, bán hàng, công nhân…
Chung sống khoẻ mạnh với suy giãn tĩnh mạch chân
Công việc không dễ để thay đổi, mang thai là thiên chức, viêc nhà chả thể không làm, giày cao gót là một trong những phương thức giữ dáng, tất cả đều không thể thiếu trong cuộc sống của chị em. Thế nên vấn đề quan trọng để chứng suy giãn tĩnh mạch không có cơ hội hoành hành chỉ có thể là tầm soát sớm và kiểm soát để tránh biến chứng
Chẳng may bị suy giãn tĩnh mạch "ghé thăm," chị em vẫn có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau. Dựa vào triệu chứng và tình trạng cụ thể. bác sỹ có thể chỉ định phương pháp điều trị nội khoa, can thiệp nội tĩnh mạch hoặc phẫu thuật. Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị nội khoa suy giãn tĩnh mạch. Các thuốc trợ tĩnh mạch có thể được sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch và suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Một trong những thuốc hiệu quả trên thị trường có thể kể đến như Daflon®500mg. Cơ chế hoạt động chính của các thuốc trợ tĩnh mạch là giúp tăng trương lực và tăng tính thẩm thấu của tĩnh mạch.
Và tất nhiên, lý tưởng nhất là chị em đừng để đến lúc mình mắc bệnh rồi mới đi chữa. Việc kiểm soát đôi chân để không dẫn đến bệnh hoặc ko bị biến chứng là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc tìm hiểu các kiến thức về bệnh, chị em có thể tìm tới các nhà thuốc để được đo tuổi chân và nghe tư vấn về tầm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đây là hoạt đông hoàn toàn miễn phí do Daflon®500mg phối hợp cùng các nhà thuốc thuộc 16 tỉnh thành trên cả nước tổ chức.
Thông tin chi tiết tại https://daflon.com.vn/song-khoe-cung-suy-tinh-mach/
Hãy lo lắng cho đôi chân như bạn lo lắng cho sự lão hoá của làn da, mái tóc, và cơ thể của mình, bởi đôi chân là một trong những "thành viên" phải làm việc nặng nhất trên cơ thể bạn đấy.
Đơn vị phân phối: Văn phòng đại diện Les Laboratoires Servier tại Thành phố Hà Nội
Địa chỉ: Số 2A phố Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng