"Nhà trong nhà" - Ngôi nhà đẹp từ cái nhìn đầu tiên có 3 thế hệ cùng chung sống ở Bình Dương
Để giải quyết vấn đề không gian cũng như sự không đồng điệu trong nhịp sinh hoạt của các thế hệ, các KTS đã tạo ra một căn nhà chứa "2 ngôi nhà" bên trong bằng tường ngăn đẹp ngất ngây.
Đối với những ngôi nhà dành cho nhiều thế hệ gia đình cùng sinh sống, việc bài trí không gian sao cho thoáng, đẹp mà vẫn có sự riêng tư là điều khiến nhiều người đau đầu. Cũng là ngôi nhà dành cho 3 thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái cùng chung sống nhưng “The Memory” lại có cách giải quyết không gian khiến người ta phải mê tít từ cái nhìn đầu tiên, bởi tổng thể siêu đẹp, siêu ấn tượng và có nhiều không gian riêng, phù hợp cho từng thế hệ.
Tổng thể ngôi nhà trông rất thoáng rộng.
Để giải quyết vấn đề không gian cũng như sự không đồng điệu trong nhịp sinh hoạt của các thế hệ, các KTS đã tạo ra một căn nhà chứa "2 ngôi nhà" bên trong bằng tường ngăn nhưng có chung sân trước và sân sau. Việc tạo ra khu vực sinh hoạt phụ và lối thông phía sau, giúp cho việc sinh hoạt của cả hai gia đình không va chạm nhau, nhưng vẫn là một không gian liền mạch để trẻ con có thể chạy chơi vui đùa, gia đình gắn kết như một.
Không gian nhà được gắn kết bởi sân trước và sân sau và những khoảng thoáng và mảng xanh.
Lối vào chính công trình là hình ảnh gợi lại “mái hiên” trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam, nó như một khoảng đệm với cây xanh và mặt nước. Cửa vào chính là hệ của được nâng cao hơn so với mặt nền của công trình tạo một khoảng hở vừa đủ cho việc thông gió cho công trình. Đây là chi tiết khá thú vị trong các ngôi nhà Việt – “Ngạch cửa” như một điểm nơi để có thể ngồi chơi thư giãn, giao tiếp những người bạn hàng xóm thân thiết, và là nơi trẻ con rất thích chơi đùa. Không gian tiếp khách được xem như một khoảng sân nhỏ bên trong, với ánh sáng luôn thay đổi là điểm nhấn thú vị khi bước vào không gian này.
Khoảng đệm với cây xanh và mặt nước.
“Ngạch cửa” như một điểm nơi để có thể ngồi chơi thư giãn, giao tiếp những người bạn hàng xóm thân thiết, và là nơi trẻ con rất thích chơi đùa.
Không gian tiếp khách được xem như một khoảng sân nhỏ bên trong.
Khi thiết kế ngôi nhà này, các kiến trúc sư đã giữ lại một mái nhà ngói cũ do người cha tự làm cách đây hơn 50 năm trước khi xây dựng mới. Mái nhà cũ này chính là trung tâm và là phần không gian chuyển tiếp giữa nét cũ và mới, truyền thống và hiện đại. Không gian bên dưới mái là nơi cả đại gia đình cùng nhau ngồi lại bên bữa cơm gia đình, cùng nhau nói chuyện.
Khu vực khách - ăn dưới mái ngói cũ là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.
Bàn ăn lớn cho đại gia đình.
Căn bếp phụ trong nhà được xây dựng theo hướng gọn gàng, hiện đại.
Kiểu cửa mái vòm giúp ngôi nhà trông sáng và mềm mại hơn.
Một điểm đáng chú ý nữa trong ngôi nhà này là phần trần nhà cao lại có rất nhiều những “khoảng trống” và khe lấy sáng nên khi bước vào nhà bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, thoáng đãng. Chưa kể trong các không gian nhà còn trồng rất nhiều cây xanh, mang đến những điểm cân bằng thị giác với những mảng tường màu xi măng trong nhà.
Một phòng tiếp khách, thư giãn trên tầng 3.
Trần nhà cao được xử lý đặc biệt để tạo nên hiệu ứng thị giác đẹp mắt.
Các không gian trong nhà luôn tràn ngập ánh sáng và cây xanh.
Những đường cong mềm mại và đầy cảm hứng trong nhà.
Các phòng ngủ trong nhà đều rộng rãi, thoáng đãng, tuy nhiên phòng ngủ của thế hệ trẻ khá phá cách với đường cong mềm mại, còn phòng ngủ của bố mẹ thiết kế đơn giản theo chuẩn cổ điển.
Các phòng ngủ trong nhà thiết kế khá đặc biệt, tạo ra những điểm nhấn lạ mắt trong ngôi nhà.
Không gian bên trong đơn giản, sạch sẽ.
Các phòng đều rất thoáng và sáng nhờ hệ cửa sổ và lỗ thoáng sáng tạo.
Ngôi nhà xinh đẹp này thực sự gây ấn tượng bởi cách bài trí không gian sáng tạo lẫn cách đan xen truyền thống - hiện đại quá tuyệt vời. Bởi qua từng không gian trong nhà, ta vẫn cảm nhận được sự năng động, trẻ trung kết hợp cùng nét cổ điển đẹp mắt.
Sơ đồ thiết kế tầng1
Thông tin công trình:
Thiết kế : 23°5 Studio
Vị Trí: Tân An, tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam
Vị Trí: Tân An, tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam
Hoàn thành : 2015
Kiến trúc sư phụ trách: Ngô Duy Khánh Việt
Kiến trúc sư phụ trách: Ngô Duy Khánh Việt
Hình ảnh: Quang Đạm