"Nhà khoa học đẹp trai nhất Trung Quốc": Được mời làm giảng viên nhưng từ chối và cái kết khiến người đời ngưỡng mộ
Được mệnh danh là "Ngô Ngạn Tổ của giới trí thức", nhà khoa học này đã có đóng góp rất lớn cho xã hội dù gặp nhiều trở ngại.
Các nhà khoa học làm nghiên cứu luôn là những người có đóng góp rất lớn cho xã hội và được trọng vọng. Vương Đức Dân (sinh năm 1937) là một nhà khoa học nổi tiếng tại Trung Quốc thế hệ trước, được mệnh danh là "nhà khoa học đẹp trai nhất" nhờ ngoại hình sáng sủa của mình. Tất nhiên, điều khiến ông được nhớ đến không chỉ có vậy.
Vương Đức Dân thi vào đại học năm 1955 và đạt kết quả xuất sắc. Vào thời điểm đó, điểm số các môn của ông đều gần như tuyệt đối. Ông nộp đơn vào Khoa Vật lý của Đại học Bắc Kinh và Khoa Tài nguyên nước của Đại học Thanh Hoa - 2 ngôi trường danh giá nhất Trung Quốc.
Với điểm số như vậy, không ai nghi ngờ gì việc ông có thể được nhận học. Thế nhưng thực tế tàn khốc, cả Thanh Hoa và Bắc Đại đều đã từ chối Vương Đức Dân. Sau đó, Vương Đức Dân được nhận vào Khoa Sản xuất và Khoan dầu của Viện Dầu khí Bắc Kinh.
Với ngoại hình điển trai, Vương Đức Dân được thế hệ sau gọi là "Ngô Ngạn Tổ của giới trí thức"
Vương Đức Dân xuất thân từ một gia đình học giả. Cha ông là phó giám đốc bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh, còn mẹ anh là giáo viên tại Đại học Ngoại thương Trung ương. Cha ông từng sang Mỹ du học và tình cờ gặp mẹ ông là một người bản địa, hai người yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên và kết hôn. Khi Vương Đức Dân còn rất nhỏ, mẹ đã dạy tiếng Anh nên Vương Đức Dân nói tiếng Anh rất tốt. Vào thời điểm đó, nhiều người có thành kiến với những người lai chủng tộc nên ông không có nhiều bạn bè và thường tự học ở nhà.
Bởi vì là con lai nên Vương Đức Dân có nét mặt sắc sảo và làn da trắng. Nhưng vào thời điểm đó, ngoại hình không mang lại lợi ích gì cho Vương Đức Dân mà ngược lại còn khiến nhiều người có thành kiến với ông. Dẫu vậy, nhà khoa học này vẫn rất nỗ lực và luôn đạt thành tích xuất sắc trên con đường học vấn.
Sau đó, Vương Đức Dân tốt nghiệp đại học, nhà trường biết Vương Đức Dân rất giỏi và muốn ông ở lại trường làm giảng viên. Đối với mọi người thời đó, việc làm giảng viên là một công việc rất tốt, nhưng Vương Đức Dân đã từ bỏ cơ hội này. Thay vào đó, ông tình nguyện làm việc tại mỏ dầu để được làm việc và trải nghiệm thực tế trực tiếp.
"Chỉ có những người đứng ở tuyến đầu khai thác dầu khí mới có tư cách nói về việc nên giải quyết vấn đề thực tiễn thế nào" - Vương Đức Dân từng tuyên bố. Thế nên ông kiên quyết từ chối lời mời của nhà trường và sự thuyết phục của cha mẹ để đi làm ở mỏ dầu đúng nghĩa.
Vào thời điểm đó, cơ sở hạ tầng của mỏ dầu nơi ông làm việc là mỏ Đại Khánh không đặc biệt tốt. Nhưng với niềm đam mê của mình, nhà khoa học vẫn tỏa sáng ở vị trí khó khăn nhất. Vương Đức Dân hàng ngày làm việc như những người lao động bình thường với điều kiện lúc đó rất khó khăn, máy móc thiết bị tương đối lạc hậu. Ngay cả khi môi trường khó khăn như vậy, Vương Đức Dân vẫn chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình, không ngừng tiến về phía trước và làm việc chăm chỉ.
Trong vài năm, khi làm việc trong lĩnh vực dầu mỏ, ông đã nghiên cứu nhiều phương pháp mới. Những phương pháp này đã làm tăng đáng kể năng suất của Mỏ dầu Đại Khánh và giúp Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc lẫn cả ngành công nghiệp khai thác dầu phát triển nhanh chóng. Khi mỏ dầu Đại Khánh bước vào giai đoạn phát triển, nhóm của Vương Đức Dân đã thực hiện hơn 20 nghiên cứu khoa học giá trị, trong đó có 3 kết quả đạt tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế.
Vương Đức Dân sau đó trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Dầu khí Đông Bắc. Mặc dù đã quá tuổi để lao động ở tiền tuyến nhưng ông vẫn tiếp tục cống hiến thông qua việc giảng dạy và giáo dục con người.
Nhà khoa học Vương Đức Dân được vinh danh là hình mẫu nghiên cứu khoa học mỏ dầu vào năm 1963 nhờ những thành quả nghiên cứu của mình. Ông cùng đồng nghiệp cũng từng phát minh một chiếc máy lọc nước mang tên Eccentric đạt giải nhì sáng chế quốc gia. Dù nổi tiếng và được hâm mộ nhưng Vương Đức Dân được nhận xét là vô cùng khiêm tốn. Ông vẫn luôn cần mẫn nghiên cứu, cống hiến và là tấm gương sáng khi vượt qua được những định kiến về danh tính và trở thành con người được mọi người ngưỡng mộ.
Nguồn: Sohu