Người đàn ông 59 tuổi mất mạng vì nhiễm "amip ăn não" sau một lần đi công viên nước

JJJ,
Chia sẻ

Người thích bơi lội ở sông, suối hoặc hồ nước ngọt cần phải thận trọng hơn sau vụ việc này.

Vào ngày 22/7, một người đàn ông 59 tuổi ở Mỹ đã tử vong vì nhiễm Naegleria fowleri (hay amip ăn não) sau một lần đi bơi ở công viên nước.

Theo New York Times, người đàn ông tên Eddie Gray, 59 tuổi, đã đến bơi lội tại Công viên nước Fantasy Lake ở hạt Cumberland vào ngày 12/7 vừa qua. Tuy nhiên, Eddie đã đổ bệnh và qua đời chỉ trong 10 ngày sau (theo báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Bắc Carolina).

5420126_072519-wtvd-swimmer-dies-11pm-vid

Eddie Gray, nạn nhân của "amip ăn não"

Fantasy-Lake---Wick-Smith-35--fd394cf45056a34_fd394ec7-5056-a348-3a9d0b9dbaa1504a

Công viên nước Fantasy Lake ở hạt Cumberland

Từ năm 1962 - 2018, ở Mỹ đã ghi nhận 145 trường hợp nhiễm amip ăn não, 4 trong số đó đã tử vong.

Naegleria fowleri (amip ăn não) là sinh vật đơn bào thuộc nhóm excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các hồ nước ngọt ấm như ao, hồ, sông, suối. Nó cũng được tìm thấy trong lòng đất ở những nơi gần nhà máy sản xuất công nghiệp hoặc, các bể bơi không được xử lý nước bằng clo.

Nếu chẳng may nuốt phải, Naegleria fowleri thường không gây ra bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để nó lọt vào mũi thì chắc chắn sẽ gây tai họa.

download-1-e1564366563336

Naegleria fowleri

Naegleria fowleri có thể xâm nhập và tấn công hệ thần kinh của con người. Một khi để nó lọt vào mũi, "amip ăn não" sẽ gây viêm màng não và tỷ lệ tử vong lên đến 98%.

Nó di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não rồi ăn các nơ-ron thần kinh, gây đau đầu khủng khiếp, sốt cao và khiến nạn nhân gặp ảo giác, đôi khi không kiểm soát được hành vi. Theo các nhà khoa học, loại amip này khiến nạn nhân tử vong nhanh đến nỗi gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

Bộ phận y tế của Bắc Carolina đã đưa ra cảnh báo: Để ngăn ngừa nhiễm trùng, những người thường xuyên tới hồ nước ngọt để bơi lội - cần hạn chế nước vào mũi. Nên sử dụng kẹp mũi, giữ đầu cao hơn mặt nước để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Ngoài ra, nên hạn chế xuống hồ nước ngọt trong những ngày mực nước thấp, việc bơi lội sẽ khuấy động lớp trầm tích nhiều vi khuẩn dưới đáy.

rBVaSVtvGgKAUcZsAAQmb0hpPK4480

Để bảo vệ bản thân khỏi các loại vi khuẩn, virus - đeo kẹp mũi khi bơi lội là điều cần thiết

Theo W.O.B

Chia sẻ