Ngành học 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng, lương cứng đã 15 triệu mà cơ hội nhận việc làm thêm thì vô cùng dồi dào

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Một ngành "cũ" nhưng chưa bao giờ hết hot, đơn giản vì ngành học này có những "ưu điểm to bự" mà không phải ngành nào cũng có được.

Theo bạn, bộ phận nào mà doanh nghiệp cần phải có? Tất nhiên, không thể thiếu bộ phận Kế toán – Kiểm toán rồi. Thử hình dung nhé, sau 6 tháng kinh doanh đầu năm, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc sẽ họp để đánh giá kết quả kinh doanh, họ sẽ làm gì nếu không có các số liệu về doanh thu, chí phí, tồn kho, khoản phải thu, nợ vay, tài sản cố định, tài sản lưu động… trong kỳ của doanh nghiệp.

Các ngân hàng có thể cho vay hay không nếu không có các thông tin về tài sản, nợ vay, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các cơ quan thuế, cơ quan quản lý sẽ làm việc với doanh nghiệp thế nào nếu không có thông tin về các loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tiền lương, lao động… của doanh nghiệp.

Ngành học 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng, lương cứng đã 15 triệu mà cơ hội nhận việc làm thêm thì vô cùng dồi dào - Ảnh 1.

Mỗi doanh nghiệp lớn nhỏ đều phải có hệ thống kế toán.

Cho dù dưới hình thức sổ sách thủ công hay các phần mềm kế toán được chuẩn hóa lúc nào các doanh nghiệp cũng cần có nhân sự cho công tác kế toán.

Ngành Kế toán - Kiểm toán vì thế là một trong những ngành nghề mang tính đặc thù và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của các đơn vị, tổ chức kinh doanh. Dù đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng cho đến hiện nay ngành Kế toán - Kiểm toán vẫn còn nguyên sự hấp dẫn.

Kế toán và Kiểm toán có khác gì nhau?

Không có sự tách biệt độc lập hoàn toàn giữa hai chuyên ngành kế toán và kế toán - kiểm toán. Hai chuyên ngành này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đều xuất phát từ ngành kế toán.

Tuy nhiên hai ngành có một sự khác biệt tinh tế. Kế toán là quá trình thu thập, nghi nhận, xử lý, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lưu trữ và trình bày một cách có hệ thống để phục vụ cho các đối tượng sử dụng như: chủ doanh nghiệp, người quản lý, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước… 

Nghề kiểm toán ngoài đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức sâu rộng về kế toán còn phải có kỹ năng xét đoán và điều tra. Kiểm toán viên kiểm tra báo cáo tài chính do kế toán lập và đảm bảo chúng phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp theo khuôn khổ lập báo cáo tài chính được chấp nhận.

Ngành hiếm khi có "cơ hội"... thất nghiệp

Ngành Kế toán - Kiểm toán cũng đòi hỏi những kiến thức vô cùng đặc thù và chuyên sâu; các kế toán viên – kiểm toán viên phải được đào tạo vô cùng bài bản và cần có những phẩm chất cần thiết. 

Cùng với số lượng các công ty cũng như nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng tăng lên, sẽ khá dễ dàng cho các tân cử nhân ngành Kế toán - Kiểm toán tìm được một công việc đúng với chuyên ngành và kiến thức họ được đào tạo ở trường đại học. Vẫn biết cơ hội nghề nghiệp với mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những sẽ rất hiếm khi bạn gặp một cử nhân ngành Kế toán - Kiểm toán thất nghiệp hoặc làm một công việc không liên quan gì đến chuyên ngành của mình.

Ngành học 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng, lương cứng đã 15 triệu mà cơ hội nhận việc làm thêm thì vô cùng dồi dào - Ảnh 2.

Nhu cầu về các dịch vụ tài chính như Kế toán hay Kiểm toán đang không ngừng tăng cao. (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và các cuộc cách mạng về công nghiệp, nhu cầu về các dịch vụ tài chính như Kế toán hay Kiểm toán đang không ngừng tăng cao. Cuộc cách mạng 4.0 có thể làm giảm nhu cầu về nhân lực ở các ngành lao động khác, nhưng với ngành Kế - Kiểm toán, điều này càng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao và có kinh nghiệm, sự hiểu biết về ngành.

Cơ hội việc làm rộng mở

Các bạn sinh viên mới theo học ngành Kế toán – Kiểm toán thường sẽ mường tượng ra công việc của mình sau khi ra trường là Kế toán viên hoặc Kiểm toán viên tại một đơn vị nào đó. Tuy nhiên, Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành đem lại sự đa dạng nhất về lựa chọn nghề nghiệp cho các bạn.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp từ khu vực tư nhân đến khu vực công, từ trong nước cho đến nước ngoài hoặc các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ.

Ngành học 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng, lương cứng đã 15 triệu mà cơ hội nhận việc làm thêm thì vô cùng dồi dào - Ảnh 3.

Ngoài Kế toán viên, kiểm toán viên độc lập các bạn có thể lựa chọn các hướng đi như kiểm toán nội bộ, kiểm soát viên, kế toán môi trường, thanh tra kinh tế, chuyên gia kế toán quốc tế, thuế, quản lý tài chính… Có rất nhiều những chuyên gia trong các lĩnh vực như tài chính, thuế đều có xuất phát điểm từ Kế toán – Kiểm toán.

Không chỉ thế, với đặc thù của mình, người làm trong lĩnh vực này có cơ hội nhận việc làm thêm ở nhà rất lớn. Đơn giản, bạn cứ thử tìm kiếm từ khóa "tuyển cộng tác viên kế toán làm ngoài giờ" trên mạng sẽ thấy nhu cầu tìm nhân lực part time của ngành này nhiều như thế nào.

Thu nhập quá tốt

Có khá nhiều mức lương dành cho nhân viên phòng kế toán của nhiều doanh nghiệp khác nhau. 

Ở những vị trí ít kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương kế toán hiện nay có thể dao động từ 5-8 triệu/tháng. Mức lương này tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn (tầm trên 3 năm). Khi bạn đã lên đến vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều. Mức lương kế toán tổng hợp có thể dao động từ 10-30 triệu/tháng.

Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15-20 triệu, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 80-100 triệu/tháng. Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.

Học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ở đâu?

Nếu bạn có nhu cầu học Kế toán - Kiểm toán, hãy tham khảo một số trường sau đây. Điểm chuẩn tham khảo được lấy từ tuyển sinh đại học năm 2020:

Đại học Ngoại thương TP. HCM (Điểm chuẩn: 27,85 điểm)

Đại học Ngân hàng TP. HCM (Điểm chuẩn: 24,91 điểm)

Đại học Thương Mại TP. HCM (Điểm chuẩn: 24,9 đến 26 điểm)

Đại học Tài chính Marketing TP. HCM (Điểm chuẩn: 25 điểm)

Đại học Kinh tế TP. HCM (Điểm chuẩn: 25,80 điểm)

Đại học Công nghiệp TP. HCM (Điểm chuẩn: 21,50 điểm)

Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (Điểm chuẩn: 27,15 đến 27,55 điểm)

Đại học Kinh tế Hà Nội (Điểm chuẩn: 32,6 điểm. Điểm tiếng Anh 4/10 trở lên và nhân hệ số 2).

Ngành học 100% doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng, lương cứng đã 15 triệu mà cơ hội nhận việc làm thêm thì vô cùng dồi dào - Ảnh 4.

Chia sẻ