Nên xử lý ra sao với tiền lì xì của con? 3 cách ứng xử khác nhau của cha mẹ ảnh hưởng cuộc đời trẻ

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Trong dịp Tết nguyên đán, việc dạy các bài học về tài chính và kinh doanh cho trẻ em là thời điểm khá phù hợp.

Robert Kiyosaki, tác giả cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo" cho rằng: Trí thông minh tài chính là khả năng của một người trong việc giải quyết vấn đề tiền bạc và sự khôn ngoan trong việc quản lý tiền bạc. Nó chủ yếu bao gồm hai khía cạnh: Khả năng hiểu đúng về tiền cùng các quy luật của nó, và khả năng sử dụng tiền một cách chính xác. Ông cho rằng, cha mẹ phải thực hiện giáo dục và hướng dẫn một cách kịp thời để nuôi dưỡng chỉ số tài chính của trẻ em.

Trong dịp Tết nguyên đán, việc dạy các bài học về tài chính và kinh doanh cho trẻ em là thời điểm khá phù hợp. Bởi đây là thời điểm trẻ sẽ sở hữu với một khoản tiền không hề nhỏ đối với trẻ - tiền lì xì Tết! 

Nên xử lý ra sao với tiền lì xì của con? Ba cách ứng xử khác nhau từ cha mẹ ảnh hưởng cuộc sống của trẻ - Ảnh 1.


Nhiều cha mẹ đặt câu hỏi: "Nên cho trẻ sử dụng tiền Tết như thế nào?". 

Kiểu 1: Hầu hết người lớn sẽ xử lý theo kiểu: Tiền con nhưng đưa mẹ giữ, mẹ để dành cho con. Trên thực tế, đây là một hành vi "lừa dối" của người lớn với trẻ. Tác động tiêu cực của hành vi này không chỉ khiến trẻ giảm lòng tin vào cha mẹ mà còn mất đi cơ hội quản lý tài chính. lsea Hays, một nhà tâm lý học tại Đại học California, San Diego (Mỹ) đã thực hiện các thí nghiệm để chứng minh rằng những đứa trẻ thường xuyên bị người lớn lừa dối khi lớn lên cũng có nhiều khả năng bóp méo sự thật.

Kiểu 2: Có người muốn tìm cách khác để giúp trẻ hình thành quan niệm đúng đắn về tiền và có kế hoạch về tài chính sớm. Họ gửi tiền lì xì của con vào tài khoản của con cho đến năm mười tám tuổi. Chuyện này xem ra cũng không có gì sai, nhưng tiền lì xì vốn là tiền của trẻ và là phúc lộc mà trẻ nhận được, cha mẹ nên cùng trẻ thảo luận cách xử lý hoặc hướng dẫn trẻ cách sử dụng phù hợp.

Trong lý thuyết của nhà tâm lý học Freud, ông liên kết tiền với sự tự chủ và độc lập. Bạn nghĩ rằng bạn đã cho con mình một gia tài ở tuổi 18, nhưng thực ra bạn đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời để trau dồi kỹ năng quản lý tiền bạc và tính độc lập của con mình. 

Kiểu 3: Nhiều phụ huynh cho rằng: "Tiền lì xì là của con, con muốn tiêu thế nào cũng được!", điều này có ổn không? Đây là quan niệm và thái độ sai lầm! Nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho con cách tiêu tiền đúng đắn nên nhiều bạn trẻ hiện nay trở thành người ỷ lại, vay nợ, hoặc quá thận trọng, bủn xỉn, không dám đầu tư... Tất cả là do họ không có cảm giác về tiền, khả năng xử lý và kiểm soát tài chính kém.

Cách đúng để xử lý tiền lì xì là: Điều cha mẹ cần làm là nên nhẹ nhàng hướng cho con cách chi tiêu hợp lý theo kiểu có phần để dành, phần chia sẻ với người khác và phần để trẻ được tự quyết định mua sắm những thứ cho bản thân hay theo ý thích riêng mình.

Có thể chia làm hai phần, một phần dùng làm tiền tiêu vặt cho con. Dặn con nên tham khảo ý kiến trước khi chi tiêu một số tiền lớn hay mua sắm một món hàng có giá trị hơn là cấm đoán, tước đoạt. Phần còn lại phải dùng làm quỹ giáo dục. Bạn có thể đến ngân hàng mở một tài khoản đứng tên con, hàng năm tiết kiệm một ít và tích cóp một khoản nhỏ phòng khi sử dụng. Tất nhiên, việc sử dụng tiền lì xì cần phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình.

Quan điểm của cha mẹ về tiền bạc ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái

Một đứa trẻ nếu không được giáo dục hợp lý về tài chính và kinh doanh khi còn nhỏ thường rơi vào cuộc sống khó khăn khi lớn lên. Vì vậy, cha mẹ không được xem thường cách ứng xử với tiền tiêu vặt, tiền lì xì của con mà nên giáo dục tài chính cho con càng sớm càng tốt.

Một số cha mẹ lo lắng rằng nói chuyện về tiền với con cái quá sớm sẽ khiến trẻ có suy nghĩ coi trọng vật chất. Nhưng bạn càng hướng dẫn con phát triển tư duy làm giàu và hiểu sâu hơn về giá trị của đồng tiền từ cuộc sống, thì càng có thể hướng dẫn con bạn sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả.

Tỷ phú Warren Buffett xuất thân không giàu có. Tuy nhiên từ khi ông còn nhỏ, cha ông, một nhà môi giới chứng khoán, không bao giờ ngại nói chuyện về tiền bạc với con và khuyến khích con tìm mọi cách để kiếm tiền tiêu vặt. Với sự hỗ trợ của cha mình, năm 6 tuổi, Buffett đã mua kẹo cao su và bán tận nhà, dần dần kiếm được khoản tiền đầu tiên và nhận ra giá trị bản thân trong quá trình này. Trong một lần trả lời trong chương trình tin tức truyền hình buổi tối của Mỹ - PBS NewsHour, ông cho biết mình đã bắt đầu mua cổ phiếu vào năm 1942 khi ông chỉ mới 11 tuổi. 

Khi giới truyền thông hỏi Buffett: "Ở độ tuổi nào cha mẹ có thể nói với con cái về tiền bạc và đầu tư?" Câu trả lời của ông là: "Càng sớm càng tốt".

Làm thế nào để nuôi dưỡng trí thông minh tài chính của trẻ em? 

Các bậc cha mẹ có thể muốn bắt đầu từ những khía cạnh sau:

Đầu tiên, hãy làm gương và truyền lại quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho con cái. Nhà giáo dục nổi tiếng Robert Kiyosaki từng nói: "Cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất trong việc giáo dục khai sáng tài chính và kinh doanh cho con cái". Cha mẹ tốt không nhìn đồng tiền với cảm xúc tiêu cực mà biết cách giáo dục con cái giác ngộ về kinh tế một cách đúng đắn, hướng dẫn thói quen, rèn luyện thương số tài chính để con hiểu được ý nghĩa của đồng tiền.

Thứ hai, trau dồi khả năng độc lập và tinh thần trách nhiệm của trẻ em. Doanh nhân nổi tiếng Li Ka-shing thành lập một "nhóm dự án" tại nhà khi các con ông mới 7 hoặc 8. Ông không bao giờ cho con tiền tiêu vặt mà khuyến khích chúng kiếm tiền thông qua các công việc bán thời gian. Đồng thời, Li Ka-shing giáo dục trẻ tiêu tiền vào những thứ thực sự cần, và khuyến khích con thực hiện ước mơ của mình.

Thứ ba, hướng dẫn con lập kế hoạch tài chính và học cách kiểm soát cuộc sống của mình. Chỉ khi hiểu hết tầm quan trọng của sự giàu có, học cách lập kế hoạch quản lý tài chính hợp lý thì trẻ mới có thể làm việc, lên kế hoạch cho cuộc sống của mình một cách có trật tự và khả năng thành công cao hơn sau này.

Thứ tư, để trẻ hiểu rằng của cải có thể dùng để giúp đỡ những người khó khăn. Nhiều cha mẹ châu Á thường xấu hổ khi nói về giá trị của đồng tiền, nhưng tiền không đáng sợ đến thế. Ngoài việc nói với trẻ một cách bình thường rằng tiền có thể đổi lấy những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và là công cụ trao đổi vật chất không thể thiếu của con người, chúng ta còn phải nói với trẻ rằng tiền cũng có thể giúp đỡ người nghèo để họ sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chia sẻ