Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc: "Thợ săn" vào cuộc lần ra kho báu trị giá 100.000 tỷ thất lạc?

Trang Ly,
Chia sẻ

Nhờ cơn mưa lớn, kho báu toàn vàng bạc này cuối cùng cũng được tìm thấy?

Cho đến tận ngày nay, giới khảo cổ Trung Quốc vẫn luôn tìm kiếm kho báu của Sấm Vương Lý Tự Thành, bởi dường như không chỉ là truyền thuyết, nhiều vụ "khai quật" một cách tự nhiên đã chứng tỏ có nhiều cơ sở thực tế về loại kho báu này.

Vào năm 2001, tại vùng núi Lạc Xương thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) xảy ra trận mưa lớn bất thường. Sau khi mưa tạnh, một số dân làng bất ngờ phát hiện rất nhiều thỏi vàng bạc gần một ngôi chùa cổ.

Tin tức nhanh chóng lan truyền. Người dân lập tức đi báo tin cho chính quyền địa phương. Các chuyên gia khảo cổ lập tức đến hiện trường kiểm tra.

Ngay khi chuyên gia đến, họ lập tức xác định được các thỏi vàng bạc đó là một phần bảo vật của Sấm vương Lý Tự Thành (1606-1645) vì trên chúng có khắc chữ "Đại Thuận".

*Đại Thuận là một chính quyền do Lý Tự Thành thiết lập năm 1644 sau khi tự xưng đế. Về sau, Đại Thuận chiếm được kinh đô Bắc Kinh, một phần khiến nhà Minh sụp đổ. Sau này, Đại Thuận thất thủ trước nhà Thanh của người Mãn Châu.

Phát hiện này khiến hàng loạt chuyên gia khảo cổ của tỉnh Quảng Đông phấn khích và nhanh chóng thiết lập đội nhân lực chủ chốt để tiến hành thăm dò, khai quật.

Sau nhiều ngày miệt mài làm việc, một lượng bạc đáng kể đã được tìm thấy. Điều này gây thất vọng nặng nề do đội tìm kiếm sớm kết luận rằng đây không phải là nơi chôn kho báu 30 tỷ NDT (hơn 100.000 tỷ VND theo tỷ giá hiện đại) của Lý Tự Thành.

Chuyên gia khảo cổ dẫn đầu thấy vậy, tức giận hét lớn: "Có còn hơn không!"

Bấy lâu nay, giới khảo cổ Trung Quốc vẫn luôn tìm kiếm kho báu của Lý Tự Thành. Ngoài vùng núi Lạc Xương (Quảng Đông), còn có nhiều tích nhân gian khác liên quan đến kho báu khổng lồ này của Sấm vương Lý Tự Thành ở Sơn Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây và nhiều nơi khác ở Trung Quốc.

Mặc dù, tất cả những phát hiện khảo cổ đều chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm" nhưng điều này chứng tỏ kho báu của Lý Tự Thành là có thật.

Kho báu rải khắp nơi?

Theo ghi chép lịch sử, vào năm 1644 sau Công nguyên, quân khởi nghĩa Đại Thuận của Sấm vương Lý Tự Thành đã chiếm được kinh đô Bắc Kinh của nhà Minh. Sự việc khiến Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế đã treo cổ tự tử ở núi Vạn Thọ (Môi Sơn).

Sau khi chiếm được kinh đô, trong vòng 10 ngày sau đó, Lý Tự Thành tịch thu toàn bộ vàng bạc châu báu của triều đình, quý tộc và quan chức nhà Minh. Đồng thời nấu chảy chúng và đúc thành những thỏi bạc có in chữ "Đại thuận" bên dưới. 

Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc:

Ước tính số kho báu mà Lý Tự Thành có được là 100 triệu lạng bạc và hơn 1 triệu lạng vàng. Số vàng bạc này chất đầy 18 con tàu lớn. Nếu quy ra tiền hiện hành thì tương đương khoảng 30 tỷ NDT.

Về sau, quân Đại Thuận của Lý Tự Thành thất thủ trước nhà Thanh của người Mãn Châu, buộc phải rút lui khỏi Bắc Kinh. Kho báu vàng bạc này cũng biến mất một cách bí ẩn.

Từ đó trở đi, có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến kho báu khổng lồ của Lý Tự Thành.

Một giả thuyết cho rằng kho báu của Lý Tự Thành được chôn giấu ở khu rừng núi Mang Sơn ở Hồ Nam, Trung Quốc. Người dân ở ngôi làng dưới chân núi truyền tai nhau rằng, để che giấu số vàng bạc lớn này, Lý Tự Thành đã lệnh cho 36 người khuân vác và 18 con lừa chở đồ mang vàng bạc lên núi. Sau khi kho báu được giấu kỹ lượng, toàn bộ số người tham gia vận chuyển đều bị giết sạch.

Có một truyền thuyết khác tại Lạc Xương thế này. Trên vách núi đá hiểm trở ở Lạc Xương có một ngôi đền tên là "Chân Long bất tử". Người dân kể rằng, đây là nơi ẩn dật cuối cùng của Lý Tự Thành. Trong thời gian Lý Tự Thành ẩn dật, ông đã xây dựng nhiều ngôi chùa và khu vực gần các ngôi chùa này là nơi Lý Tự Thành chia nhỏ kho báu ra và chôn chúng dưới đất. Theo lời kể của các trưởng lão địa phương, khi Lý Tự Thành rút lui khỏi "Chân Long Bất Tử", ông đã để lại rất nhiều vàng bạc nhưng không ai biết những bảo vật này được chôn ở đâu.

Khi mưa lớn bất ngờ xảy ra tại đây,  lũ quét đã cuốn trôi một lượng lớn kho báu vàng bạc gần ngôi đền có tên Minato Unzen. Dân làng phát hiện, đi báo chuyên gia khảo cổ đi tìm kho báu nhưng bất thành.

Lý Tự Thành chôn những bảo vật quốc gia Đại Thuận ở đâu? Điều này vẫn chưa được biết sau khi người này qua đời năm 1645. Đã 379 năm trôi qua, bí ẩn kho báu của Lý Tự Thành vẫn khiến nhiều người đau đầu...

Tham khảo: Sohu, Toutiao

Chia sẻ