Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm "xương máu" của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ nhỏ có trẻ con

NH,
Chia sẻ

Với kinh nghiệm khi tự trang trí và thiết kế cho không gian nhà, chị Thảo Vy với những chia sẻ bổ ích của mình có thể giúp chị em đang sở hữu những căn hộ diện tích nhỏ và chi phí đầu tư nội thất ở mức trung bình.

Với kinh nghiệm nhiều năm sống ở chung cư, lại có con nhỏ trong nhà, mẹ đảm Thảo Vy (hiện đang sống tại Hà Nội) cũng chia sẻ một vài bí kíp cho chị em trong vấn đề thiết kế và trang trí nội thất. 

Những kinh nghiệm của chị Thảo Vy được rút ra từ những lần thiết kế nhà cho căn hộ của mình. Chính vì thế, theo chị: "Những kinh nghiệm này chỉ áp dụng với những căn hộ diện tích nhỏ và chi phí đầu tư cho nội thất ở mức trung bình mà thôi".

Cũng lắng nghe những chia sẻ hữu ích từ chị Thảo Vy ngay dưới đây.

1. Độ an toàn

Lưới an toàn và cửa bảo vệ. Lưu ý: Lưới an toàn nên bắn kịch đất thay vì chỉ bắn vào thành lan can.

Chung cư thường ở trên tầng cao nên việc cần chú trọng đầu tiên là phải là yếu tố an toàn. Nhiều gia đình rất chủ quan trong vấn đề này vì nghĩ con mình lớn rồi nên không lo. Thực ra rủi ro có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào và có thể với bất cứ đứa trẻ nào khi đến nhà mình chơi.

Điều đầu tiên khi chuyển về nhà mới, chồng chị Thảo Vy đã làm hết lưới an toàn ở ban công, loggia và thanh sắt chắn cửa sổ. 

Lưu ý khi làm lưới an toàn: Rất nhiều người chọn cách bắn thẳng vào thanh sắt ngang của lan can. Nên tránh điều này vì như vậy khi mưa hắt vào, nước mưa sẽ theo sợi dây chảy xuống các lỗ khoan làm cho thanh sắt đó bị han rỉ và mài mòn. 

2. Màu sắc khi thiết kế

Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ có diện tích nhỏ và chi phí đầu tư thấp - Ảnh 3.

Phòng khách tone nâu và đèm chùm màu vàng.

Với những căn hộ rộng, khi chọn nội thất sẽ rất đơn giản vì màu gì cũng đẹp cả, còn với những căn hộ nhỏ thì màu sáng sẽ làm cho nhà nhìn sáng và rộng rãi hơn. Căn hộ của chị Thảo Vy có diện tích chỉ 100 mét với 3 phòng ngủ được chị chọn tone nâu trắng. Một phần vì nhà có trẻ con nên dùng màu nâu cũng sạch hơn.

Nguyên tắc của chị Thảo Vy là màu sàn, màu đồ gỗ, màu rèm, màu thảm và sofa sẽ cũng tone với nhau, như vậy sẽ không gây rối mắt và cảm giác chật chội.

Đèn phải đủ sáng, có thể kết hợp thêm một chút đèn vàng cho cảm giác ấm cúng vào mùa đông.

3. Chọn nội thất và đồ trang trí

Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ có diện tích nhỏ và chi phí đầu tư thấp - Ảnh 4.

Bàn ăn mặt đá trắng vân mây cùng tone với bếp.

Có 1 lưu ý quan trọng cho những ai mới nhận căn hộ bàn giao thô là hãy thuê thi công đồ gỗ và điện nước chung 1 đội. Vì từ trường hợp của chị khi thuê 2 đội riêng và thế là không có sự phối hợp với nhau, mỗi người làm một kiểu khi sửa lại sẽ khá mệt.

Vì lười dọn mà nhà lại 2 giặc nhỏ chuyên bày bừa nên chị Thảo Vy cũng ưu tiên làm mọi thứ một cách tối giản.

- Về đồ gỗ: Sử dụng gỗ công nghiệp. "Vì chồng mình bảo nhà thì cứ chu kỳ 5-7 năm sẽ đổi một lần cho mới mẻ. Nên không dùng mấy đồ quá đắt tiền. Gỗ có thể rẻ vì nếu mình không di chuyển thì thậm chí 10-20 năm nó cũng không hỏng, nhưng quan trọng nhất là bản lề phải xịn. Chính vì thế nhà mình mua bản lề riêng, tiền bản lề chiếm 1/3 tổng tiền đồ gỗ".

Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ có diện tích nhỏ và chi phí đầu tư thấp - Ảnh 5.

Phòng ngủ thứ 3 trong căn hộ chưa dùng đến nên trưng dụng thành phòng làm việc.

- Sofa: Vì nhà có trẻ con nên phải dùng vải nỉ vì dùng da trẻ con không may làm rách, xước hoặc vẽ bẩn sẽ rất khó thay thế, chi phí lại đắt. Mà da loại rẻ thì chị Thảo Vy lại không ưng mắt.

- Đồ trang trí: Nên mua ít chỉ đủ để ngôi nhà có sự sinh động. Nhà chị Thảo Vy chỉ có thảm, đèn góc và một lẵng hoa nhỏ vì chung cư vốn chật chội thêm một món đồ là không gian mất đi một khoảng thoáng đãng. Bàn có thể di động để khi không có khách thì cất gọn cho trẻ con chơi an toàn.

Phòng ngủ của cô công chúa và hai vợ chồng.

-Thảm: Nên chọn loại lông ngắn và cứng vì vệ sinh khá dễ dàng.

- Rèm: Nên chọn loại cách nhiệt để mùa hè giảm nhiệt cho ngôi nhà.

Lưu ý: Ổ điện nên làm ở nhiều vị trí trong nhà, khi nào cần dùng cũng tiện. Và phải làm ổ điện an toàn chống giật, nếu nhà có trẻ con. Phía sau sofa nên ốp kính nên nhìn nhà bắt sáng và rộng rãi hơn.

4. Bếp

Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ có diện tích nhỏ và chi phí đầu tư thấp - Ảnh 7.

Tủ giày có gương để trước khi ra khỏi nhà có thể nhìn lại một cách chỉn chu Bếp dùng kính màu cỏ úa.

Phòng bếp có thể coi là không gian được chị em nội trợ quan tâm nhất trong nhà. Như phòng bếp của chị Thảo Vy sẽ được ốp tường để tăng cảm giác rộng cho ngôi nhà vì bếp nhà chị thông với phòng khách.

Theo chị Thảo Vy, khi thiết kế bếp có mấy lưu ý nhỏ như sau:

- Các khoang tủ bếp thiết kế phải phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu thuê thiết kế thì phải nói rõ nhu cầu nhà mình, để tránh các đồ đạc bày bừa lộ ra ngoài sẽ rất mất thẩm mỹ. Dao kéo nên có ngăn để riêng, không nên treo lên tường bếp.

- Mặt bếp và mặt bàn ăn tuỳ theo sở thích của mỗi người, nếu được thì nên chọn làm màu sáng. Nếu nhà có điều kiện thì có thể làm đá tự nhiên vừa đẹp vừa bền. Nên tránh dùng màu đen vì khi bị xước sẽ bẩn và nhìn rõ, nếu là bàn kính đen mỗi lần lau xong để lại vết nước rất khó chịu. 

Mẹ trẻ ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế và trang trí nội thất cho căn hộ có diện tích nhỏ và chi phí đầu tư thấp - Ảnh 8.

Tường phía sau sofa được ốp kính để trẻ con bôi bẩn vẽ bẩn dễ lau chùi, kính hắt sáng làm nhà sáng hơn.

Căn hộ của chị Thảo Vy phần mặt bếp được làm bằng đá vân mây, lau dễ và nhìn sạch sẽ. Nhưng vì đá nhân tạo nên tránh để rớt axit như nước chanh, dấm hoặc các đồ dễ để lại màu như nghệ, rượu vang, quả cherry. Nên chọn đá trắng nhưng có nhiều vân mây đậm màu để ko may bị ố thì lẫn với vân mây nhìn không quá lộ.

- Các thiết bị điện: Ưu tiên dùng hàng Nhật nội địa, tuy không đẹp nhưng tiết kiệm điện, đặc biệt ưng nhất cái hút mùi, nó không có lưới nên khi vệ sinh rất dễ dàng. Đồ Nhật nội địa phải đổi nguồn điện nên khi làm hệ thống điện trong nhà có thể lưu ý làm sẵn hệ thống điện 100V nếu thích dùng đồ Nhật nội địa. 

Bàn sofa thường được trưng dụng để lọ hoa khi nhà không có khách. Và tủ rượu đối diện bàn ăn.

Chia sẻ