"Mẹ đẻ" của chủ nghĩa tối giản chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không bao giờ mua nữa, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người"

An Du,
Chia sẻ

Yamashita Hideko quan niệm thứ đắt giá nhất trong nhà chính là không gian. Thay vì kê một chiếc bàn đẹp nhưng vô dụng trong phòng thì thà để không gian trống trải cho sự thoải mái vô tận.

Yamashita Hideko sinh tại Tokyo, tốt nghiệp Đại học Waseda khoa Văn học. Tại võ đường Yoga nhập môn trong thời gian học đại học, bà tiếp cận triết học thực hành khổ hạnh. Sau đó, bà đã ứng dụng vào kỹ thuật sắp xếp và đề xướng ra “Đoạn, Xả, Ly” (Danshari, có thể hiểu là tối giản).

(“Dan - Đoạn”: không mua, không thu, không lấy những thứ không cần thiết, tránh dung nạp quá nhiều. “Sha - Xả”: vứt bỏ những thứ không có giá trị và vô dụng trong nhà, tránh việc tích lũy quá nhiều. “Ri - Ly”: vứt bỏ sự lệ thuộc của bạn vào vật chất, để ngôi nhà có một không gian rộng rãi, thoải mái và tự do tự tại).

Mẹ đẻ chủ nghĩa tối giản người Nhật chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không mua nữa, giúp tiết kiệm tiền và "cứu rỗi" tâm hồn, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" - Ảnh 1.

Yamashita Hideko

Những buổi thuyết trình về “Danshari” của Yamashita Hideko được tổ chức khắp đất nước đã nhận được sự ủng hộ từ đông đảo mọi người, bất kể tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. “Danshari” trở thành cuốn sách best seller không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Đài Loan, Trung Quốc và được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.

Yamashita Hideko viết: “Bằng việc sắp xếp lại mọi thứ trong nhà, bạn đồng thời sắp xếp được sự hỗn loạn trong tâm trí, hiểu bản thân mình hơn và giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái. Nói cách khác chính là chúng ta dùng việc dọn dẹp sự bừa bộn trong nhà để thu dọn những chất thải tích tụ trong lòng, là phương pháp khiến mỗi người hạnh phúc hơn”.

Nguyên tắc để bạn chọn lọc các vật phẩm, đồ dùng đó là lấy “bây giờ” làm trục thời gian và “bản thân” làm trọng tâm chính. Chúng ta sẽ chỉ để lại những vật phẩm cần thiết và phù hợp nhất với “bản thân hiện tại”. Song song với đó là loại bỏ những món đồ không còn phù hợp. Hãy để bản thân sống trong một ngôi nhà chỉ có những thứ phù hợp với chính mình. Có như vậy môi trường sống mới trở thành động lực nâng đỡ chính bạn.

Yamashita Hideko quan niệm thứ đắt giá nhất trong nhà chính là không gian, thay vì kê một chiếc bàn đẹp nhưng vô dụng trong phòng thì thà để không gian trống trải cho sự thoải mái vô tận. “Tôi đã vứt bỏ tivi và bàn cà phê, gần đây còn có kế hoạch vứt bỏ cả ghế sofa”, bà nói.

"Mẹ đẻ" của chủ nghĩa tối giản chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không bao giờ mua nữa, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" - Ảnh 2.

Ngoài việc loại bỏ những cái cũ không còn cần thiết, Yamashita Hideko khuyên chúng ta cố gắng hạn chế tối đa dung nạp những món đồ mới. Sau đây là 10 món đồ mà mẹ đẻ của chủ nghĩa tối giản chia sẻ rằng bà sẽ không mua nữa để tiết kiệm tiền và duy trì sự thư thái.

1. Đồ trang trí nhà cửa

Thích một món đồ trang trí nào đó chỉ là tâm trạng nhất thời, mang về nhà một thời gian rồi chắc chắn bạn sẽ dần làm ngơ nó. Khi nhìn lại thì chỉ thấy chúng chiếm diện tích và bám bụi bặm, thậm chí còn phá hủy sự hài hòa về thị giác.

Lúc ấy có khi bạn còn tự hỏi không hiểu ý nghĩa tồn tại của nó là gì và số phận của những món đồ trang trí ấy chính là bị vứt bỏ.

Mẹ đẻ chủ nghĩa tối giản người Nhật chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không mua nữa, giúp tiết kiệm tiền và "cứu rỗi" tâm hồn, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" - Ảnh 2.

2. Cốc

Khi nhìn thấy một chiếc cốc đẹp, nhiều người có xu hướng mua về vì nó không đắt đỏ. Đến khi nhìn lại thì vô tình đã tích được đầy 1 một tủ cốc. Dễ dàng nhận ra là bạn chỉ thường dùng đến 1, 2 cái cốc mà thôi, còn lại đều bỏ xó hết.

Bên cạnh cốc chén thì xoong nồi cũng tương tự. Mua sắm quá nhiều xoong nồi, rồi đến lúc bạn sẽ phải bỏ chúng đi. Khi căn bếp không còn những đồ dùng lỉnh kỉnh và cồng kềnh, nó như được thay áo mới, thoáng đãng và nhẹ nhõm hơn gấp nhiều lần.

3. Đồng hồ

Hãy sống “buông thả” hơn một chút, đừng quan tâm đến thời gian quá nhiều. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng xem thời gian trên điện thoại di động hoặc máy tính mà không cần một chiếc đồng hồ đeo tay hay treo tường nào nữa.

Do vậy việc mua một chiếc đồng hồ chỉ khiến bạn tốn tiền và phải chịu đựng sự phiền phức từ những tiếng tích tắc vang lên trong không gian.

4. Quần áo đẹp nhưng không thoải mái

"Mẹ đẻ" của chủ nghĩa tối giản chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không bao giờ mua nữa, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" - Ảnh 4.

Quần áo đẹp mà chẳng dễ mặc, người đầu tiên phải khó chịu chính là bạn. Tạo cho bản thân sự thoải mái là yếu tố quan trọng hàng đầu khi mua sắm quần áo.

Yamashita Hideko nói rằng bà luôn đề cao khía cạnh chất liệu khi mua sắm trang phục, kiểu dáng thì thường đơn giản. Để quần áo không tích tụ trong nhà, bà đặt ra quy định mua một cái mới thì phải vứt bỏ một cái cũ. Trước mỗi lần mua sắm, bà sẽ nghĩ xem nên vứt cái nào ở nhà đi. Nhưng đa phần bà luôn cảm thấy những sản phẩm mới không tốt bằng thứ mình đang sở hữu. Từ đó mà các quyết định mua sắm bị hủy bỏ và bà tiết kiệm được rất nhiều tiền.

5. Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da tương tự nhau

Phòng tắm chất đầy chai lọ các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da là hiện trạng thường thấy đối với phụ nữ. Chúng sẽ bị chất đống ở đó cho đến khi hết hạn sử dụng và trở thành rác thải.

Bạn đừng mua những sản phẩm chăm sóc da tương tự nhau, vì sẽ không bao giờ dùng hết, cuối cùng trở thành lãng phí. Hãy giảm số lượng mặt hàng này xuống mức thấp nhất có thể và chỉ mua mới sau khi đã dùng hết.

6. Quà lưu niệm khi đi du lịch

Đây là món đồ mà nhiều người thường mua khi đến thăm thú một địa điểm nào đó. Tin rằng dần dần bạn sẽ cảm thấy những thứ ấy không có nhiều ý nghĩa còn tốn kém tiền bạc.

Trải nghiệm trong chuyến du lịch của bạn mới là vô giá, cái đẹp thực sự là những khoảnh khắc bạn đã trải qua. Nó có giá trị hơn và thừa sức thay thế cho bất kỳ vật phẩm kỷ niệm nào.

"Mẹ đẻ" của chủ nghĩa tối giản chia sẻ 10 món đồ bà sẽ không bao giờ mua nữa, số 10 đảm bảo khiến bạn "ngớ người" - Ảnh 5.

7. Những mặt hàng ở quầy thanh toán

Bên cạnh quầy thanh toán ở một số cửa hàng luôn có những sản phẩm thu hút ánh mắt của bạn. Chúng đa phần hợp túi tiền nhưng thực tế lại không phải là những thứ bạn cần. Khi mua thêm về sẽ chỉ gây hiện tượng tích tụ đồ đạc trong nhà mà thôi.

Hãy chỉ mua những thứ bạn thực sự cần, đừng “tiện tay” mua thêm gì cả sau khi đã chọn xong đồ có trong danh sách.

8. Mặt hàng được ưu đãi đặc biệt

Những mặt hàng được ưu đãi với mức giá đặc biệt thường có chất lượng không tốt, vì một lý do nào đó mà nhà bán hàng muốn “thanh lý”. Ngoài ra những thứ rẻ nhưng bạn không thực sự thích thì lại trở thành đắt. Chúng không giúp ích gì cho cuộc sống của bạn cả, chỉ khiến bạn lãng phí tiền.

9. Mặt hàng có tích điểm đổi quà

Tích điểm đổi quà chính là âm mưu của nhà bán hàng, muốn dụ dỗ người tiêu dùng mua càng nhiều càng tốt. Nhiều khi để đạt được giới hạn về số tiền, khách hàng sẽ mua thêm những thứ không cần thiết, từ đó mà trở thành tiêu xài hoang phí. Cuối cùng dẫn đến món quà tặng hấp dẫn ấy không hề đáng giá chút nào.

10. Hộp lưu trữ

Bởi vì có ít đồ đạc hơn, tất cả những thứ có trong không gian đều đang được sử dụng. Do đó những đồ vật như hộp lưu trữ thực sự không quá cần thiết với những người có lối sống tối giản.

Theo: FP

Chia sẻ