Loạt ảnh mờ nhạt hé lộ sự thật đáng buồn về số lượng của những loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Chiến dịch thú vị của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về những gì mà động vật hoang dã đang phải gánh chịu trước tác động của loài người.
Trước khi đi vào chi tiết của chiến dịch Population by pixel (tạm dịch: Số lượng cá thể dựa trên điểm ảnh), cùng tìm hiểu qua về thuật ngữ "pixel".
Pixel hay pel, là 1 điểm ảnh (kích thước vào khoảng 0,26 x 0,35mm), được coi là đơn vị cơ bản và bé nhất để tạo nên ảnh kỹ thuật số. Thường thì, các pixel được xếp cạnh nhau để tạo nên hình ảnh mà mắt người có thể nhìn thấy được. Càng nhiều pixel trong 1 bức ảnh thì chất lượng hình ảnh càng rõ nét.
OK, vậy cách mà hình ảnh được tạo ra trên thiết bị số thì liên quan gì đến chiến dịch của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)?
Trên thực tế, chiến dịch này lần đầu ra mắt vào năm 2008 bởi WWF Nhật Bản. Hiểu đơn giản, các nhà thiết kế sẽ tạo nên bức ảnh về loài động vật nào đó bằng số pixel ứng với số cá thể còn sót lại trong thế giới tự nhiên.
Chó hoang châu Phi, ước tính chỉ còn 3000 - 5500 cá thể ngoài thế giới tự nhiên
Báo Amur, chỉ còn chưa tới 60 cá thể trong thế giới tự nhiên, số pixel còn không đủ để thành hình
Hổ Amur: 450 cá thể còn tồn tại ngoài thế giới tự nhiên
Voi châu Á, còn khoảng 40.000 - 50.000 cá thể
Hổ Bengal với 2500 cá thể còn tồn tại ngoài thế giới tự nhiên
Chồn sương chân đen, chỉ còn chừng 300 con ngoài thế giới tự nhiên
Tê giác đen với 5000 cá thể sót lại ngoài tự nhiên
Tinh tinh lùn hay vượn Bonomo, chỉ còn 10.000 - 50.000 cá thể
Khỉ đột Congo với khoảng 17.000 cá thể còn tồn tại
Chim cánh cụt Galápagos: Chỉ còn khoảng 2000 cá thể
Gấu trúc lớn, dù được coi là "quốc bảo" của Trung Quốc nhưng đến nay chỉ còn 1864 cá thể
Đồi mồi dứa, chỉ còn 3000 - 5500 cá thể ngoài tự nhiên
Tê giác Java, còn không tới 60 cá thể ngoài thế giới tự nhiên
Theo WWF